Ngày 9 tháng 1 năm 2018,  Công ty Kroger (có mã cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ là KR) và Microsoft Corp (có mã cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán Nasdaq, New York, Mỹ là: MSFT) đã công bốsự hợp tác trong việc tái xác định lại trải nghiệm khách hàng bằng các sản phẩm của Kroger Technology dưới dạng dịch vụ bán lẻ (RaaS), một nền tảng điện toán đám mây do Microsoft Azure cung cấp.

Thông qua quan hệ đối tác sáng tạo này, Kroger và Microsoft sẽ cùng tiếp thị một sản phẩm RaaS thương mại cho ngành công nghiệp, cũng như thử nghiệm trải nghiệm cửa hàng được kết nối.

Bán lẻ dưới dạng dịch vụ Sản phẩm thương mại

Việc giới thiệu sản phẩm RaaS thương mại, một giải pháp Kroger do Microsoft Azure thực hiện, cung cấp bộ khả năng hỗ trợ KPI (Key Performance Indicator – chỉ sốđo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động) và kếhoạch bán hàng, thu thập thông tin chi tiết của khách hàng, nâng cao năng suất của nhân viên, cải thiện tình trạng tồn kho, làm tốt hơn trải nghiệm của khách hàng và cho phép siêu cá nhân hóa bằng công nghệ độc quyền.

Sản phẩm RaaS là phần mềm hỗ trợ được xây dựng bởi một nhà bán lẻ dành cho các nhà bán lẻ, hỗ trợ trải nghiệm bán lẻ hiện đại và hài hòa các trải nghiệm mua sắm kỹ thuật sốvà thông thường của khách hàng. Nền tảng chuyển đổi nhanh chóng cho phép người hoạt động trong ngành ưu tiên các sáng kiến mong muốn nhất của họ. Các sản phẩm thương mại trong tương lai bao gồm: Quét, Túi, Đi; Quản lý cửa hàng ảo; mạng cảm biến; và kết nối với các hệ thống của công ty như điểm bán hàng, quản lý hàng tồn kho, cũng như hệ thống thẻ và bán hàng.

 Thí điểm trải nghiệm cửa hàng được kết nối

Nhóm công nghệ Kroger đã phát triển một hệ thống công nghệ thông minh do Microsoft Azure cung cấp rồi kết nối bằng các cảm biến của Internet vạn vật (IoT) để tiến hành trải nghiệm tại hai cửa hàng thí điểm. Họ vận dụng Raa thiết lập cải tiến mới tạo ra trải nghiệm mới cho khách hàng, giúp cá nhân hóa cao và nhanh hơn thông qua hiểu biết sâu và nâng cao năng suất liên kết của cửa hàng.

Ông Raj Raguneethan,Lãnh đạo bộ phận Bán lẻ và các ngành tiêu dùng, khu vực châu Á của Microsoft cho biết “Kroger, nhà bán lẻ lớn thứ ba thếgiới, đang thực hiện chiến lược sốhoá trải nghiệm mua sắm và cung cấp các dịch vụ cá nhân hóa, tận dụng sức mạnh của Azure và Azure AI. Chúng tôi tin rằng đã đến lúc các công ty công nghiệp ở châu Á cần đẩy nhanh hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốcủa họ. Khi 64% các nhà bán lẻ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương có chiến lược chuyển đổi kỹ thuật sốtốt hơn, họ sẽ tiếp cận nhanh hơn việc Bán lẻ thông minh, nơi khách hàng là trung tâm và trải nghiệm bán lẻ đa kênh là chìa khóa để thành công”.

Việc chuyển đổi sốhoá cải thiện lợi nhuận và doanh thu bán lẻ

Nghiên cứu của Microsoft khu vực châu Á có tựa đềlà “Lý giải tác động kinh tếcủa việc chuyển đổi kỹ thuật sốở khu vực châu Á – Thái Bình Dương”, đã thăm dò ý kiến của 240 lãnh đạo doanh nghiệp hoạt đông trong lĩnh vực bán lẻ tại 15 thị trường trong khu vực gồm Australia, Trung Quốc, Hồng Kông, Indonesia, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam. Báo cáo đã phát hiện ra rằng một nửa sốngười được hỏi đều cho rằng sẽ tập trung vào chuyển đổi dịch vụ khách hàng và hỗ trợ như một phần của hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốcủa họ để cung cấp các dịch vụ lấy khách hàng làm trung tâm.

Các ưu tiên kinh doanh hàng đầu bao gồm việc cải thiện sự linh hoạt trong kinh doanh để đáp ứng nhanh chóng các xu hướng và cơ hội thị trường; tăng năng suất của nhân viên, cùng với việc tích hợp các kênh kỹ thuật sốđể mang lại trải nghiệm đa kênh. Để giải quyết vấn đềnày, những người được hỏi đều trả lời sẽ tập trung vào các hoạt động bán hàng và công nghệ thông tin trong năm.

Quan trọng hơn, nghiên cứu này dự báo rằng, ngành bán lẻ dự kiến sẽ bổ sung 272 tỷ USD vào GDP của khu vực, hoặc 1,5% tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) vào năm 2021, nếu các tổ chức thực hiện các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật số.

Ngoài ra, những người được hỏi đều xác định việc cải thiện tỷ suất lợi nhuận; doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ mới; vận động khách hàng; năng suất và doanh thu từ các sản phẩm và dịch vụ hiện có là kết quả từ các sáng kiến chuyển đổi kỹ thuật sốcủa họ.

Thúc đẩy hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốvới dữ liệu

Một phần lý do tại sao các nhà bán lẻ như Kroger có thể gặt hái được lợi ích ngay lập tức từ hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốcủa họ là việc hiện thực hóa dữ liệu như một tài sản chính cho tăng trưởng.

Gần 50% sốngười được hỏi đều cho biết, họ đã sử dụng vốn hoá hoặc tài sản hoá dữ liệu như một thước đo để đo lường thành công chuyển đổi kỹ thuật số. Các sốliệu bổ sung được theo dõi cho các hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốtương ứng của họ bao gồm các chỉ sốđo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh phi truyền thống như vận động khách hàng và hiệu quả của quy trình/dịch vụ.

Với dữ liệu, các tổ chức có thể đẩy nhanh hành trình chuyển đổi kỹ thuật sốcủa mình thông qua quy trình gồm ba bước:

1. Thu thập dữ liệu để cải thiện quy trình ra quyết định

Các tổ chức bán lẻ cần có chiến lược dữ liệu để quản lý các luồng dữ liệu có sẵn. Kết hợp với việc áp dụng các phân tích dữ liệu lớn, họ sẽ có thể phát triển những hiểu biết thời gian thực có thể mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, trong khi đơn giản hóa quá trình ra quyết định cho nhân viên.

2. Tối ưu hóa các sản phẩm và dịch vụ hiện có với dữ liệu

Dữ liệu có thể được sử dụng như một tài sản để tối ưu hóa các quy trình hiện có và để phát triển các phân tích dự đoán nhằm cải thiện việc cung cấp các dịch vụ và sản phẩm trên các kênh. Các nhà bán lẻ cũng có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để mang lại trải nghiệm cá nhân hóa, đồng thời giảm thời gian dành cho công việc mang tính chất chân tay.

3. Tạo mô hình kinh doanh mới với dữ liệu

Dữ liệu cũng có thể được sử dụng để phát triển các sản phẩm, dịch vụ và trải nghiệm mới, cũng như các mô hình kinh doanh mới, như sản phẩm RaaS của Kroger.

Trong trường hợp của Kroger, việc cung cấp RaaS cũng sẽ thấy một giải pháp năng suất cao cho các cộng sự của cửa hàng. Giải pháp giúp giảm thời gian thực hiện các đơn đặt hàng bằng cách sử dụng các tín hiệu trực quan để giúp các cộng sự nhanh chóng tìm thấy các mặt hàng. Ngoài ra, các giải pháp như phân tích video do Microsoft Azure cung cấp sẽ giúp các cửa hàng liên kết xác định và giải quyết tình trạng hết hàng để đảm bảo khách hàng có thể định vị sản phẩm trong danh sách mua sắm của họ.

Ông Victor Lim, Phó chủ tịch Tập đoàn IDC khu vực hâu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Đến năm 2021, các nhà bán lẻ sẽ áp dụng AI, AR và IoT để thu hút sự tham gia của nhân viên và khách hàng sẽ thấy điểm sốhài lòng của khách hàng tăng lên tới 20%, năng suất của nhân viên tăng lên 15% và sốvòng quay hàng tồn kho tăng tới 25%. Đây sẽ là kết quả của việc xây dựng dựa trên các luồng dữ liệu mới và hiện tại để chuyển đổi mô hình kinh doanh của họ, nhờ đó nhân viên được trao quyền nhiều hơn để đưa ra quyết định theo thời gian thực và khách hàng tham gia nhiều hơn vào mặt trận kỹ thuật số”.

Để biết thêm vềsự tham gia của Microsoft tại Liên đoàn bán lẻ quốc gia Mỹ (2019), hãy truy cập https://www.microsoft.com/en-US/enterprise/events/intellect-retail-2019

Để xem ảnh và video vềtrải nghiệm cửa hàng được kết nối của RaaS và Kroger, hãy truy cập tại đây.

Thông tin vềCông ty Kroger

Công ty Kroger (có mã cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ là KR) với phương châm hoạt động là Nuôi dưỡng Tinh thần Con người ™. Kroger có gần nửa triệu cộng tác viên phục vụ hơn 9 triệu khách hàng mỗi ngày thông qua trải nghiệm mua sắm kỹ thuật s và 2.800 cửa hàng bán lẻ thực phẩm tại Mỹ.

Để tìm hiểu thêm thông tin về Kroger, hãy truy cập tại đây newsroom và các mối quan hệ với nhà đầu tư tại đây site.

Thông tin vềMicrosoft

Microsoft (có mã cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán New York, Mỹ Nasdaq  là “MSFT” @microsoft) cho phép chuyển đổi kỹ thuật số cho kỷ nguyên đám mây thông minh. Sứ mệnh của Microsoft là trao quyền giúp mọi người và mọi tổ chức đạt được nhiều thành tựu hơn giúp.