BANGKOK, THÁI LAN – Media OutReach Newswire – Bộ Giáo dục Đại học, Khoa học, Nghiên cứu và Đổi mới (MHESI), thông qua Cơ quan Đổi mới Quốc gia (National Innovation Agency – NIA), vừa công bố kết quả Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2024 (Global Innovation Index – GII 2024), với chủ đề “Mở ra lời hứa về tinh thần kinh doanh xã hội”. Chỉ số này do Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (the World Intellectual Property Organization – WIPO) thực hiện, đo lường năng lực đổi mới của 133 quốc gia trên toàn thế giới. Năm nay, Thái Lan đã vươn lên vị trí thứ 41, tăng 2 bậc so với năm trước.
Thông báo này được đưa ra tại Diễn đàn về “Phát triển hệ thống đổi mới và thúc đẩy Thái Lan hướng tới một quốc gia đổi mới”, được tổ chức với sự hợp tác của các bên liên quan chính trong hệ sinh thái đổi mới, bao gồm Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Khoa học Thái Lan (Thailand Science Research and Innovation – TSRI), Bộ Thương mại, Cục Sở hữu trí tuệ, Cục Kinh tế sáng tạo (Tổ chức công), Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Theo Tiến sĩ Krithpaka Boonfueng, Giám đốc điều hành của Cơ quan Đổi mới Quốc gia (NIA), GII năm nay tập trung vào việc khai thác tiềm năng của doanh nghiệp xã hội. Chủ đề này phản ánh sự gia tăng nhanh chóng của các doanh nhân xã hội đang tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để giải quyết các vấn đề xã hội cấp bách. Nghiên cứu trong lĩnh vực này hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách và các chương trình hỗ trợ đổi mới trong việc mở rộng và cải thiện các sáng kiến khởi nghiệp xã hội nhằm tạo ra tác động rộng hơn, từ đó chuyển đổi xã hội hiệu quả hơn.
Tiến sĩ Krithpaka Boonfueng nhận xét: “Năm nay đánh dấu một cột mốc tích cực cho lĩnh vực đổi mới của Thái Lan, khi Thái Lan có Chỉ số Đổi mới Toàn cầu 2024, đạt 36,9 điểm, xếp ở vị trí thứ 41, tăng 2 bậc so với vị trí thứ 43 của năm ngoái. Thái Lan đã cho thấy sự cải thiện ở cả Chỉ số phụ đầu vào đổi mới, tăng lên vị trí thứ 41 từ vị trí thứ 44 và Chỉ số phụ đầu ra đổi mới, vươn lên vị trí thứ 39 từ vị trí thứ 43. Tiến bộ này phản ánh hiệu quả của đầu vào đổi mới trong việc tạo ra kết quả đổi mới lớn hơn, vượt mức đầu tư đưa vào để nâng cao năng lực đổi mới”.
Tiến sĩ Krithpaka Boonfueng giải thích: “Thái Lan được xếp vào nhóm các quốc gia mang lại kết quả tốt hơn mong đợi ở mức độ phát triển kinh tế. So với 34 nền kinh tế có thu nhập trung bình cao, hiệu suất đổi mới của Thái Lan cao hơn mức trung bình ở tất cả các yếu tố. Tương tự, ở Đông Nam Á, Đông Á và châu Đại Dương, Thái Lan đứng thứ 9/17 nước và vẫn đứng thứ 3 trong ASEAN. Hầu hết các nước ASEAN đều có sự cải thiện về chỉ số GII, đặc biệt Indonesia đã tăng 7 bậc lên vị trí 54; Việt Nam tăng 2 bậc lên vị trí thứ 44; và Malaysia đã tăng 3 bậc lên vị trí thứ 33”.
Được biết, khi xem xét khả năng đổi mới của Thái Lan trên 7 yếu tố chính, thứ hạng của nước này đã được cải thiện ở hầu hết mọi hạng mục so với năm ngoái. Đáng chú ý là, chỉ số Tinh tế trong kinh doanh đã tăng 2 bậc lên vị trí thứ 41. Chỉ số Tổng chi tiêu quốc nội cho nghiên cứu và phát triển (Gross Domestic Expenditure on Research and Development – GERD) do các doanh nghiệp tài trợ đã duy trì vị trí số 1 toàn cầu năm thứ 5 liên tiếp. Điều này nhấn mạnh đến sự đầu tư liên tục của khu vực tư nhân vào việc nâng cao năng lực đổi mới kinh doanh, thông qua nghiên cứu và phát triển (R&D) liên tục.
Ông Krithpaka Boonfueng cho biết thêm: “Một khía cạnh quan trọng khác của sự kiện ngày hôm nay là sự tập hợp một mạng lưới các đối tác sẽ cùng nhau đưa Thái Lan trở thành một Quốc gia Đổi mới được công nhận trên toàn cầu. Diễn đàn về ‘Phát triển Hệ thống Đổi mới và Thúc đẩy Thái Lan hướng tới một Quốc gia Đổi mới’ bao gồm nhữngđơn vị tham gia chủ chốt như NIA, Cơ quan Nghiên cứu và Đổi mới Khoa học Thái Lan (TSRI), Cục Sở hữu Trí tuệ và Cơ quan Kinh tế Sáng tạo. Chúng tôi cũng vinh dự được chào đón các đại diện WIPO đã tham gia sự kiện này theo hình thức trực tuyến (online). Cuộc họp mặt này thể hiện sự sẵn sàng và cam kết của Thái Lan trong việc đẩy mạnh phát triển nghiên cứu, khoa học và đổi mới, sử dụng tài sản trí tuệ và thúc đẩy nền kinh tế sáng tạo, thông qua các chính sách, sứ mệnh và sáng kiến quan trọng của mỗi tổ chức”.
Tiến sĩ Krithpaka Boonfueng kết luận: “Các hoạt động hôm nay đóng vai trò là nền tảng cho sự hợp tác trong tương lai giữa các đối tác, nhằm nâng cao đổi mới một cách có hệ thống và phù hợp hoàn toàn với khuôn khổ Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (GII), đưa Thái Lan trở thành Quốc gia Đổi mới”.
Hashtag: #NationalInnovationAgency #NIA
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Recent Comments