ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG / THƯỢNG HẢI & BẮC KINH, TRUNG QUỐC / ĐÀI BẮC, ĐÀI LOAN / SYDNEY, AUSTRALIA / TOKYO, NHẬT BẢN – Media OutReach Newswire – Trong bối cảnh trên thế giới đang có nhiều bất ổn về địa chính trị và thương mại ở mức độ chưa từng có, nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nguy cơ suy thoái và rủi ro leo thang. Các quyết định về thuế quan của Tổng thống Mỹ D. Trump và căng thẳng ở Trung Đông đang định hình lại bối cảnh kinh tế khó lường trong 2 năm 2025-2026.
Trong bối cảnh này và xét đến các biện pháp đã được áp dụng, Coface đã hạ xếp hạng tín nhiệm của 23 ngành và 4 thị trường trên thế giới.
Những xu hướng chính:
– Thuế quan của Mỹ, ngay cả khi được tạm dừng hoặc giảm bớt, đã đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử
– Gần 80% các nền kinh tế tiên tiến ghi nhận sự gia tăng về số vụ vỡ nợ trong quý I năm 2025 so với năm 2024
– Ngành kim loại bị ảnh hưởng nặng nề nhất, trong khi các ngành công nghiệp truyền thống (ô tô và hóa chất) đang chịu áp lực.
– Các ngành khác bị hạ xếp hạng tín nhiệm bao gồm:
+ Tại Mỹ, công nghệ thông tin và truyền thông và bán lẻ
+ Tại Trung Quốc, dệt may bị ảnh hưởng bởi thuế quan.
Kinh tế toàn cầu: Bất ổn là trạng thái bình thường mới
Triển vọng kinh tế toàn cầu đang bất ổn hơn bao giờ hết, do phụ thuộc rất nhiều vào các sự kiện (địa) chính trị và các quyết định thương mại của Tổng thống Mỹ D. Trump. Việc áp dụng lại hàng rào thuế quan sau thời gian tạm dừng 90 ngày (9 tháng 7 đối với phần còn lại của thế giới, 12 tháng 8 đối với Trung Quốc) có thể có tác động đáng kể đến tăng trưởng toàn cầu. Dự kiến, tăng trưởng sẽ chậm lại đáng kể (tăng trưởng 2,2% vào năm 2025 và 2,3% vào năm 2026), chủ yếu là do rủi ro giảm – không thể loại trừ khả năng tăng trưởng dưới 2% nếu tình hình địa chính trị và thương mại tiêp tục diễn biến theo chiều hướng xấu.
Sự bất ổn tương tự cũng bao trùm lạm phát và sự ổn định hiện tại của lạm phát có thể bị đe dọa. Lạm phát tại Mỹ có thể đạt mức 4% vào cuối năm 2025, với những rủi ro tăng giá rộng hơn vẫn tồn tại trong trường hợp giá năng lượng tăng cao. Các ngân hàng trung ương của các quốc gia lớn có thể sẽ tiếp tục phản ứng thận trọng. Tuy nhiên, nếu lạm phát tại Mỹ được kiểm soát, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) có thể cắt giảm lãi suất, sớm nhất là vào mùa thu năm 2025. Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã tuyên bố sẽ duy trì chính sách cắt giảm lãi suất, nhưng cũng cho biết thêm rằng, động thái này đang gần đến mức cuối cùng.
Tình hình bất ổn đang gia tăng ở châu Âu khi các chính sách củng cố tài khóa bị trì hoãn từ lâu cuối cùng cũng có thể bắt đầu được triển khai, trong khi Đức đang triển khai một chương trình kích thích kinh tế mà quy mô hiện tại vẫn khó đánh giá.
Căng thẳng ở Trung Đông và tình trạng dư cung: Cân bằng dầu mỏ đang ở mức cao
Xung đột Israel-Iran đã khơi lại nỗi lo ngại về dầu mỏ. Việc gián đoạn hoặc thậm chí là phong tỏa Eo biển Hormuz (tuyến đường vận chuyển 20 triệu thùng dầu thô mỗi ngày, tương đương 20% nguồn cung toàn cầu) có thể đẩy giá dầu thô lên trên 100 USD/thùng. Tuy nhiên, nếu không tính đến bối cảnh địa chính trị này, các yếu tố cơ bản cho thấy giá dầu thô sẽ giảm do sản lượng tăng ở các nước ngoài OPEC+, nhu cầu suy yếu do căng thẳng thương mại và việc các thành viên OPEC+ tái gia tăng sản lượng (2,2 triệu thùng/ngày). Trừ khi xảy ra khủng hoảng lớn, giá dầu dự kiến sẽ tiếp tục biến động mạnh, nhưng vẫn trong khoảng từ 65 USD đến 75 USD/thùng.
Các nền kinh tế tiên tiến: Sự kết hợp giữa khả năng phục hồi và dễ bị tổn thương
Nền kinh tế Mỹ đang phải đối mặt với 2 yếu tố bất ổn: quy mô thuế quan và cách thức nền kinh tế hấp thụ chúng. Mặc dù niềm tin của người tiêu dùng suy giảm, tình hình việc làm vẫn được duy trì và sự sụt giảm GDP (-0,2% trong quý 1/2025) phản ánh hoạt động tích trữ phòng ngừa của các doanh nghiệp.
Tại châu Âu, Đức chứng kiến mức tăng trưởng nhẹ trong quý I/2025, Pháp vẫn trì trệ, Italia có thể mất đà, trong khi Tây Ban Nha tiếp tục hưởng lợi từ du lịch và các quỹ châu Âu để duy trì đà tăng trưởng.
Các nền kinh tế mới nổi là nạn nhân đầu tiên của bất ổn thương mại
Tại Trung Quốc, việc tạm ngừng áp thuế quan đã dẫn đến sự gia tăng xuất khẩu, nhưng triển vọng vẫn còn mong manh. Mặc dù đạt mức tăng trưởng hơn 7% trong quý I năm nay song Ấn Độ đang chứng kiến tiêu dùng chậm lại và dư địa tài khóa bị thu hẹp.
Tại châu Mỹ Latinh, Mexico đang gánh chịu gánh nặng của bất ổn thương mại, với dự kiến tăng trưởng bằng 0 trong năm 2025. Sau khi ngành nông nghiệp phục hồi sau những tổn thất do El Niño gây ra, dự kiến Brazil sẽ suy giảm do chính sách tiền tệ hạn chế (lãi suất chủ chốt được nâng lên 15%). Tại Argentina, động lực từ Mileinomics rất mạnh mẽ và bất chấp dự trữ ngoại hối thấp, nước này có thể đạt mức tăng trưởng GDP 5% vào năm 2025 và 3,5% vào năm 2026.
Ngành luyện kim đang trải qua một cuộc khủng hoảng lớn, với mức dư thừa thép toàn cầu lên tới 600 triệu tấn vào năm 2024, chiếm 25% sản lượng toàn cầu. Môi trường kinh tế vĩ mô bất lợi, căng thẳng năng lượng và thuế thép mới đang làm trầm trọng thêm tình hình cho các nhà sản xuất thép, đặc biệt là ở Canada, Mexico và châu Âu.
Canada: Nền kinh tế đang chao đảo dưới sức nặng của thuế quan
Với 75% kim ngạch xuất khẩu hướng đến Mỹ, Canada là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ chiến tranh thương mại. Tăng trưởng đã chậm lại đáng kể sau khi tăng mạnh vào cuối năm 2024. Tiêu dùng giảm, đầu tư suy yếu và tỷ lệ thất nghiệp của Canada ở mức 6,9%, mức cao nhất kể từ năm 2017.
Đứng trước mối đe dọa của thuế quan, xuất khẩu của Canada đã giảm mạnh trong tháng 4 năm nay. Các ngành ô tô và kim loại, vốn bị ảnh hưởng bởi mức tăng thuế quan lên tới 50%, đã bị ảnh hưởng đặc biệt. Việc sửa đổi sắp tới của thỏa thuận USMCA, dự kiến sẽ được đẩy lên vào cuối năm 2025, có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bất ổn kinh tế của Canada.
Có thể đọc toàn bộ nghiên cứu tại đây.
Hashtag: #Coface
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về Coface for Trade (Coface cho thương mại)
Là công ty hàng đầu thế giới về quản lý rủi ro tín dụng thương mại trong gần 80 năm qua, Coface giúp các công ty phát triển và định hướng trong một môi trường bất ổn và biến động.
Dù ở quy mô, địa điểm hay lĩnh vực nào, Coface luôn cung cấp cho 100.000 khách hàng trên khoảng 200 thị trường với đầy đủ các giải pháp: Bảo hiểm Tín dụng thương mại, Thông tin doanh nghiệp, Thu hồi nợ, Bảo hiểm rủi ro đơn lẻ, Trái phiếu bảo lãnh, Bao thanh toán. Mỗi ngày, Coface tận dụng chuyên môn độc đáo và công nghệ tiên tiến của mình để hiện thực hóa thương mại, cả trong nước và xuất khẩu. Năm 2024, Coface đã tuyển dụng hơn 5.200 nhân viên trên toàn thế giới và có doanh thu khoảng 1,845 tỷ euro.
Recent Comments