SINGAPORE – Media OutReach – Aon plc (có cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã là AON), một công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp gồm hàng loạt các giải pháp quản lý rủi ro, hưu trí và sức khỏe vừa mới tiến hành thực hiện một cuộc khảo sát nhanh (pulse survey) mới. Kết quả khảo sát nhanh cho thấy, các công ty ở Singapore và trên thế giới đang tăng tốc thay đổi như thế nào đối với các chương trình chi trả lương, thưởng toàn diện và chiến lược về lực lượng lao động để đối phó với các tác động ngày càng sâu rộng về kinh tế và nhân đạo do đại dịch COVID-19 gây ra.
Khảo sát nhanh của Aon có tựa đề :”Adjusting Total Rewards Programs and Workforce Strategies in Response to COVID-19″ (tạm dịch: Điều chỉnh các chương trình thưởng toàn diện và chiến lược lực lượng lao động để đối phó với COVID-19″ được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 7 đến 10 tháng 4 năm 2020. Đây là phần tiếp theo của khảo sát ban đầu được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 20 tháng 3 năm 2020.
Quản lý chi phí của các chương trình lương, thưởng toàn diện
Giữa các cuộc khảo sát nhanh của Aon trong tháng 3 và tháng 4 (kéo dài khoảng 3 tuần), tỷ lệ các công ty ở Singapore trì hoãn hoặc hủy bỏ việc tăng lương cho nhân viên đã tăng từ 8,2% lên 20,4%. Tuy nhiên, xu hướng này thấp hơn Bắc Mỹ, nơi các con số tương tự tăng từ 14% lên 32% và ở châu Âu, từ 17% đến 35% trong cùng khoảng thời gian trên.
Tỷ lệ phổ biến của các công ty ở Singapore yêu cầu nhân viên giảm lương trên cơ sở tự nguyện đạt 10,7%. Tỷ lệ giảm lương không tự nguyện cũng ở mức 10,7%. Bộ máy các nhà điều hành rất có thể được bảo vệ bởi những hành động này. Khoảng 33% các công ty cắt giảm lương đang làm như vậy đối với toàn bộ lực lượng lao động của họ. Một số công ty báo cáo có sự pha trộn của các hành động giảm lương tự nguyện và không tự nguyện.
Ông Alexander Krasnavin, nhà quản lý cao cấp và Giám đốc thương mại mảng giải pháp vốn nhân lực khu vực châu Á – Thái Bình Dương & Trung Đông và châu Phi của Aon cho biết: “Khi Singapore vật lộn với tác động kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra, các doanh nghiệp chịu áp lực rất lớn trong việc quản lý chi phí, trong khi cũng hỗ trợ nhân viên của họ. Trong khi phối hợp với các nỗ lực của chính phủ, thì ưu tiên hàng đầu của các công ty là sống sót sau đại dịch mà không phải hoặc chỉ cho nhân viên nghỉ việc ở mức tối thiểu. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, dịch bệnh đã đẩy nhanh chiến lược lực lượng lao động trong tương lai của các công ty đối với việc làm tại nhà và giờ làm việc linh hoạt của lực lượng lao động và chương trình chuyển đổi kỹ thuật số “.
Trong khi các công ty tiếp tục khám phá các cách để quản lý hoặc giảm tổng chi phí tiền lương, thưởng thông qua các thay đổi đối với các chương trình bảo hiểm sức khỏe, các chương trình phúc lợi và hưu trí, một vài trong số các công ty đã thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí trong những lĩnh vực này. Chỉ có 1% các công ty đã đình chỉ những đáp ứng của chủ lao động, chia sẻ lợi nhuận hoặc các khoản đóng góp không tự chọn khác cho các kế hoạch nghỉ hưu. Ngoài ra, chỉ có 4,1% công ty đã giảm trợ cấp nghỉ phép có lương.
Các hành động phổ biến khác để quản lý tổng chi phí lương – thưởng, bao gồm việc giảm hoặc loại bỏ chi tiêu cho các nhà thầu và hủy bỏ hoặc hoãn các chương trình đào tạo nhân viên, tương ứng 59% và 42% công ty đã báo cáo.
Ông Na Boon Chong, Giám đốc điều hành và nhà quản lý cao cấp mảng các giải pháp nguồn nhân lực của Aon khu vực Đông Nam Á của Aon phát biểu: “Trong số những đơn vị trả lời khảo sát ở Singapore, việc giảm lương bắt đầu ở đội ngũ cán bộ quản lý cấp cao nhất, trong khi nỗ lực bảo vệ được càng nhiều nhân viên càng tốt. Trong nhiều khả năng, đại dịch COVID-19 sẽ khiến các nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và cộng đồng nhận được nhiều sự quan tâm như các cổ đông”.
Tình trạng sa thải nhân viên và nghỉ việc tạm thời
Trong khi 4% các công ty báo cáo đã thực hiên sa thải nhân viên, thì 21% công ty khác đang tích cực xem xét các hành động như vậy. Tương tự, 8% các công ty phải cho nhân viên nghỉ việc tạm thời và 21% các công ty khác đang tích cực cân nhắc việc này.
Tình trạng thuê nhân viên
Được biết, 30% các công ty báo cáo việc tạm dừng thực hiện công tác tuyển dụng nhân sự, tiếp theo là 6% các công ty đang trì hoãn việc nhận thêm nhân viên mới. Có tới 46% công ty khác báo cáo việc tuyển dụng được tiến hành mang tinh chọn lọc cao hoặc thận trọng, thường chỉ tuyển cho các vị trí trọng yếu và quan trọng.
Chỉ có 16% các công ty báo cáo vẫn thực hiện việc tuyển dụng nhân viên theo kế hoạch bình thường, tiếp theo là 1% các công ty đẩy mạnh viêc tuyển dụng. Trong số các công ty thực hiện việc tuyển dụng bình thường hoặc tăng tốc, thì có tới 60% cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh mọi người phải thực hiện các biện pháp cách ly xã hội và phải ở trong nhà.
Ủng hộ nhân viên, người lao động
Trái ngược với các hành động quản lý chi phí được mô tả ở trên, các công ty đang nhanh chóng có biện pháp để bổ sung các chương trình hỗ trợ và duy trì các chế độ cho nhân viên.
- 69% các công ty đang cung cấp thêm lịch làm việc linh hoạt cho nhân viên có trẻ em.
- 63% các công ty đang cung cấp các khoản thanh toán cần thiết hoặc mua thiết bị để hỗ trợ nhân viên được bố trí làm việc tại nhà.
- 30% các công ty đang cung cấp các khoản tăng tạm thời trong việc chi trả các quyền lợi nghỉ ốm (ví dụ: “nghỉ đại dịch” đặc biệt).
- 33% các công ty đang cho phép nhân viên sử dụng nghỉ ốm để kiểm dịch liên quan đến đại dịch COVID-19 (ngoài những gì pháp luật yêu cầu).
- 16% các công ty đang cho phép nhân viên sử dụng nghỉ ốm để chăm sóc trẻ em buộc phải nghỉ học (ngoài những gì pháp luật yêu cầu).
Chi trả đền bù bổ sung và hỗ trợ thêm cho nhân viên
Chỉ có 12% các công ty hiện có các chương trình đền bù bổ sung, với 15% các công ty khác tích cực xem xét các hành động tương tự. Trong số các công ty chi trả đền bù bổ sung cho nhân viên đảm nhiệm công việc có mức rủi ro cao hơn, 83% công ty tự nhận mình là đơn vị cung cấp các sản phẩm và dịch vụ thiết yếu trong bối cảnh mọi người đều phải chấp hành biện pháp cách ly xã hội và phải ở trong nhà.
Triển vọng trong thời gian tới
Khi được hỏi làm thế nào để kinh nghiệm về phản ứng với đại dịch COVID-19 có thể thay đổi chiến lược sử dụng lực lượng lao động trong tương lai, 56% các công ty ở Singapore hy vọng các chương trình chuyển đổi kỹ thuật số sẽ tăng tốc sau phản ứng ban đầu của họ đối với COVID-19. 89% các công ty dự đoán, việc họ khám phá các mô hình làm việc khác nhau, chẳng hạn như chủ yếu làm việc tại nhà và tăng thời gian tiếp cận linh hoạt, cũng sẽ gia tăng.
Thông tin về cuộc khảo sát
Aon đã thực hiện cuộc khảo sát có tựa đề “Adjusting Total Rewards Programs and Workforce Strategies in Response to COVID-19″ (tạm dịch: Điều chỉnh các chương trình thưởng toàn diện và chiến lược lực lượng lao động để đối phó với COVID-19” từ ngày 7 đến 10 tháng 4 năm 2020 và tổng số 1.889 tổ chức. doanh nghiệp trên toàn thế giới đã tham gia và trả lời, với 196 phản hồi từ Singapore. Kết quả của cuộc khảo sát có sẵn ở đây.
Cuộc khảo sát trước đó được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 17 đến 20 tháng 3 năm 2020, với tổng số 2.028 tổ chức, doanh nghiệp trả lời, hiện có sẵn ở đây
Thông tin về Aon
Aon plc (có cổ phiếu giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán NYSE, New York, Mỹ, với mã là AON), một công ty hàng đầu thế giới chuyên cung cấp các dịch vụ chuyên nghiệp, gồm một loạt các giải pháp quản lý rủi ro, hưu trí và sức khỏe. Aon hiện có 50.000 nhân viên làm việc tại 120 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trao quyền cho các khách hàng bằng cách sử dụng dữ liệu và phân tích độc quyền để cung cấp thông tin chuyên sâu làm giảm sự biến động và cải thiện hiệu suất.
Theo dõi Aon trên Twitter và LinkedIn
Có thể cập nhật bằng cách truy cập Aon Newsroom và nghe ý kiến từ các cố vấn chuyên môn của Aon trong The One Brief.
Đăng ký lấy tin tức ở đây
Recent Comments