BANGKOK, THÁI LAN – Media OutReach Newswire – Asia-Pacific Heart Summit (tạm dịch: Hội nghị Cấp cao về Tim mạch châu Á-Thái Bình Dương) lần thứ nhất vừa được tổ chức trong 2 ngày 18 và 19/10 tại Bangkok, quy tụ hơn 100 đại biểu từ khắp khu vực. Tại đây, các chuyên gia đã trao đổi, thảo luận về việc giải quyết nhu cầu cấp thiết để nâng cao nhận thức về chính sách và công chúng về bệnh tim mạch, vốn là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương.
Được đồng chủ trì bởi Vụ Dịch vụ y tế, thuộc Bộ Y tế Công cộng Thái Lan (MOPH-DMS), Văn phòng An ninh y tế Quốc gia Thái Lan (National Health Security Office – NHSO) và Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Cardiovascular Disease Alliance), Hội nghị Cấp cao về Tim mạch châu Á-Thái Bình Dương nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải nâng cao nhận thức của mọi người về bệnh tim mạch.
Gánh nặng bệnh tật
Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra 19 ca tử vong mỗi phút và hơn 10 triệu ca tử vong hàng năm trên khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, tuy nhiên nhận thức cộng đồng và chính sách tập trung vào vấn đề cấp bách này vẫn còn rất thấp. Với thiệt hại kinh tế do bệnh tim mạch gây ra vượt quá 177 tỷ USD chi phí chăm sóc sức khỏe trực tiếp, các cộng đồng dễ bị tổn thương- đặc biệt là những người ở khu vực nông thôn và khu vực chưa được phục vụ đầy đủ – bị ảnh hưởng một cách không tương xứng (Nguồn: Báo cáo gánh nặng bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, 2024: https://apac-cvd.org/publications/).
Là nơi sinh sống của 60% dân số thế giới, châu Á-Thái Bình Dương có sự đa dạng sâu sắc về sắc tộc, văn hóa và tình trạng kinh tế – xã hội, đồng thời phải đối mặt với những thách thức đặc biệt trong cả việc phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch. Các yếu tố nguy cơ hàng đầu – bao gồm cholesterol cao, huyết áp cao, béo phì, tình trạng hút thuốc lá khá phổ biến và ít hoạt động thể chất – có mối liên hệ phức tạp với các yếu tố xã hội rộng lớn hơn như chăm sóc sức khỏe, giáo dục và quy hoạch đô thị. Mặc dù những yếu tố nguy cơ này phần lớn có thể phòng ngừa được bằng cách phát hiện và can thiệp sớm (Nguồn: Báo cáo gánh nặng bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, 2024: https://apac-cvd.org/publications/), nhưng việc thiếu giáo dục và nhận thức về sức khỏe chưa đầy đủ đang góp phần làm gia tăng đáng báo động những yếu tố này.
Các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình trong khu vực phải đối mặt với nhiều rào cản khác, bao gồm khoảng cách về cơ sở hạ tầng y tế, thiếu chuyên gia về bệnh tim mạch và khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng hạn chế, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. nơi nguồn lực khan hiếm, khiến vấn đề trở nên phức tạp hơn (Nguồn: Báo cáo gánh nặng bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, 2024: https://apac-cvd.org/publications/), Hội nghị cấp cao mong muốn để thu hẹp những khoảng cách này bằng cách thúc đẩy sự hợp tác lớn hơn và tạo động lực cho hành động toàn diện.
Tiến sĩ Taweesin Visanuyothin, Vụ trưởng, Vụ Dịch vụ y tế, Bộ Y tế Công cộng, Thái Lan, nhấn mạnh đến việc triển khai dịch vụ chăm sóc sức khỏe liền mạch, bao gồm 4 hoạt động chính nhằm nâng cao hiểu biết về sức khỏe và phòng ngừa bệnh tim mạch. Đó là:
1. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về các bệnh không lây nhiễm và bệnh tim mạch, tập trung giáo dục cộng đồng về nguy cơ và biện pháp phòng ngừa;
2. Mở rộng các nỗ lực sàng lọc để đánh giá rủi ro bệnh tim mạch một cách toàn diện, đặc biệt là ở các khu vực chưa được giám sát;
3. Trao quyền cho các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu đóng vai trò tích cực hơn trong việc quản lý bệnh tim mạch bằng cách đảm bảo họ có quyền tiếp cận các loại thuốc và công cụ thiết yếu để điều trị hiệu quả.
4. Tăng cường hệ thống giám sát bằng cách phát triển cơ sở dữ liệu và đăng ký quốc gia về các bệnh không lây nhiễm và các yếu tố rủi ro. Điều này sẽ cho phép theo dõi tốt hơn và can thiệp phù hợp.
Hội nghị cấp cao cũng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển các chiến lược về bệnh tim mạch, gắn kết và tích hợp các chính sách quốc gia đổi mới bao gồm công nghệ kỹ thuật số, cũng như tài chính chăm sóc sức khỏe bền vững để chống lại bệnh tim mạch một cách hiệu quả. Đạo luật Kiểm soát bệnh tim mạch và mạch máu não của Nhật Bản được trình bày như một mô hình, cho thấy việc đổi mới chính sách có thể thúc đẩy những cải tiến trong hệ thống y tế công cộng trên toàn khu vực như thế nào.
Các cuộc thảo luận cũng sẽ tập trung vào việc phát triển các cơ chế tài chính bền vững để đảm bảo khả năng tiếp cận dịch vụ chăm sóc một cách công bằng, ưu tiên nhu cầu của những nhóm dân cư có nguy cơ cao. Mặc dù cả nam giới và phụ nữ đều bị ảnh hưởng bởi bệnh tim mạch, nhưng tác động đối với phụ nữ thường không được nhận biết đầy đủ và các giải pháp điều trị thường không được thiết kế phù hợp với nhu cầu cụ thể của họ. Điều quan trọng là xây dựng các chiến lược đáp ứng về giới nhằm giải quyết những rào cản đặc biệt mà phụ nữ gặp phải trong chẩn đoán và chăm sóc bệnh tim mạch, đồng thời thừa nhận sự khác biệt trong cách căn bệnh này ảnh hưởng đến nam giới và phụ nữ.
Tiến sĩ N Krishna Reddy, Giám đốc điều hành (CEO) của ACCESS Health International và là đại diện của Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh: “Khi tập trung tại Hội nghị Cấp cao về Tim mạch châu Á-Thái Bình Dương, chúng ta không chỉ thảo luận về bệnh tim mạch, mà còn đang lập biểu đồ mới về chăm sóc toàn diện. Bệnh tim mạch yêu cầu cách tiếp cận chung tay, cghung sức có nhiều bên liên quan. Mọi người đều có vai trò – từ chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự đến khu vực tư nhân và ngành chăm sóc sức khỏe trên toàn khu vực. Những nỗ lực chung của chúng tôi trong phòng ngừa, điều trị và chính sách sẽ định hình một tương lai, nơi sức khỏe tim mạch được ưu tiên và dễ tiếp cận cho tất cả mọi người”.
Hội nghị Cấp cao về Tim mạch châu Á-Thái Bình Dương lần thứ nhất đã thành công tốt đẹp, với Lời kêu gọi hành động khuyến khích các chính phủ và các bên liên quan cùng hợp lực thực hiện các biện pháp quan trọng và chiến lược khả thi để giải quyết bệnh tim mạch trong khu vực. Ngoài ra, Liên đoàn Tim mạch Thế giới (World Heart Federation) đã nêu bật các ưu tiên vận động chính sách cần thiết trên toàn cầu để giải quyết những lỗ hổng trong nhận thức và chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao của Liên hợp quốc về các bệnh không lây nhiễm vào năm 2025, trong đó bệnh tim mạch sẽ là trọng tâm chính.
Thông tin thêm có thể được tìm thấy trên trang web của Hội nghị Cấp cao về Tim mạch châu Á-Thái Bình Dương: https://apac-cvd.org/asia-pacific-heart-summit/. Nhiều nội dung hơn và Lời kêu gọi hành động sẽ được cung cấp sau sự kiện.
https://www.linkedin.com/company/apac-cvd/?viewAsMember=true
Hashtag: #Asia-PacificCardiovascularDiseaseAlliance
Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.
Thông tin về các đơn vị đồng tổ chức
Vụ Dịch vụ y tế, thuộc Bộ Y tế Công cộng Thái Lan (MOPH-DMS)
Vụ Dịch vụ y tế, thuộc Bộ Y tế Công cộng Thái Lan dẫn đầu các sáng kiến chăm sóc sức khỏe cộng đồng của Thái Lan, tập trung vào phòng ngừa, điều trị và quản lý các thách thức lớn về sức khỏe, bao gồm cả bệnh tim mạch.
Văn phòng An ninh y tế Quốc gia Thái Lan (NHSO):
Văn phòng An ninh y tế Quốc gia Thái Lan đảm bảo khả năng tiếp cận công bằng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho mọi công dân Thái Lan. thông qua chương trình Bảo hiểm Y tế Toàn cầu, tập trung vào việc củng cố hệ thống y tế và cải thiện việc chăm sóc các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch.
Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Cardiovascular Disease Alliance)
Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương gồm các bên liên quan cam kết thay đổi sức khỏe tim mạch trong khu vực bằng cách thúc đẩy hợp tác đa ngành, mô hình chăm sóc đổi mới và cải cách chính sách.
Recent Comments