SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 3 tháng 6 năm 2021 – Theo một báo cáo mới dựa trên nghiên cứu có tiêu đề: “Decoding Global Career Shifts” (tạm dịch: “Giải mã sự thay đổi nghề nghiệp trên toàn cầu”), có tới 72% người lao động châu Á sẵn sàng đào tạo lại để có công việc mới trong bất kỳ trường hợp nào khi họ tính đến hậu quả của đại dịch COVID-19. Trên hết, có tới 25% số người được hỏi cho rằng, họ sẵn sàng đào tạo lại nếu có nhu cầu. Tổng cộng có tới 209.000 người đến từ 190 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đã tham gia vào giai đoạn khảo sát của nghiên cứu, trong đó có 66.624 người dến từ khu vực châu Á.
Trong số 72% người lao động được hỏi sẵn sàng đào tạo lại trong bất kỳ trường hợp nào, thì hầu hết họ đều làm việc trong lĩnh vực Sản xuất và làm việc thủ công (75,87%); Số hóa & Tự động hóa (75,72%); và Dịch vụ khách hàng (75,68%. Những lao động trong độ tuổi từ 21 đến 50 là những người quan tâm nhất để đào tạo lại và các lĩnh vực Công nghệ thông tin & Công nghệ (26,58%), Số hóa & Tự động hóa (25,10%) và Quản trị & Thư ký (19,25%) hấp dẫn họ nhất.
Nghiên cứu được thực hiện với sự hợp tác của SEEK châu Á (công ty mẹ của JobStreet), Boston Consulting Group (BCG) và The Network. Đây là bản phát hành thứ ba trong một loạt các ấn phẩm tập trung vào tác động của đại dịch COVID-19 đối với sở thích và kỳ vọng của người lao động. Dữ liệu được thu thập cho nghiên cứu “Giải mã sự thay đổi nghề nghiệp trên toàn cầu” để cung cấp thông tin chi tiết về sở thích của người lao động xét theo giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, trình độ kỹ năng số và vị trí trong hệ thống phân cấp công việc.
Tự động hóa được coi là mối đe dọa đối với sự ổn định về công việc của người lao động
Sự không chắc chắn về kinh tế do đại dịch COVID-19 mang lại xảy ra vào thời điểm mà người lao động trong mọi lĩnh vực đều có tâm lý lo ngại về việc bị thay thế bởi công nghệ. Hơn 49% công nhân ở châu Á đã trở nên quan tâm hơn đến tự động hóa trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Theo khảo sát, có 4 trong số năm quốc gia hàng đầu mà ở đó người lao động lo ngại về nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ là các quốc gia châu Á. Đó là Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan.
Người lao động trong các tổ chức Tài chính (chiếm 54,89%), công ty Bảo hiểm (54,50%), Viễn thông (53,96%), Công nghệ (53,58%) Dịch vụ công (50,47%) và Hàng công nghiệp (50,12%) lo ngại nhất về mối đe dọa của tự động hóa . Những người nắm giữ các vai trò công việc như luật; bán hàng; kỹ thuật & công nghệ sản xuất; y tế và y học nói chung ít có mối quan tâm, ít e ngại hơn về nguy cơ mất việc làm do tự động hóa.
Các lao động đang tích cực phát triển các kỹ năng mới
Trong năm qua, người lao động đã và đang từng bước nâng cao tay nghề, nghiệp vụ. Điều này có lẽ liên quan đến việc họ nhận ra rằng, có việc làm ổn định không còn là sự đảm bảo trong thế giới luôn thay đổi hiện nay và khả năng tuyển dụng phụ thuộc vào bộ kỹ năng của người lao động. Có tới 34,24% người lao động tham gia khảo sát nói rằng, họ đã dành thời gian đáng kể (vài tháng mỗi năm hoặc hơn) để học, trong khi 29,37% cho biết họ đã dành vài tuần một năm để học. Đào tạo tại chỗ (73,92%), tự học (56,98%) và các tổ chức giáo dục trực tuyến (46,29%) là 3 nguồn phổ biến nhất mà người lao động sử dụng để đào tạo và phát triển các kỹ năng mới.
Để có báo cáo đầy đủ, hãy truy cập: https://www.jobstreet.com.sg/en/cms/employer/decodingglobaltalent
Thông tin về JobStreet
JobStreet là một bảng việc làm trực tuyến hàng đầu bao gồm các thị trường việc làm ở Malaysia, Singapore, Philippines, Indonesia và Việt Nam.
Thông tin về SEEK châu Á
JobStreet và JobsDB trực thuộc SEEK châu Á, là thị trường việc làm trực tuyến hàng đầu ở châu Á. SEEK châu Á bao gồm 7 thị trường là Hồng Kông, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
SEEK châu Á là phần mở rộng của SEEK – công ty niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán Australia. Mục đích của công ty là giúp cải thiện cuộc sống của mọi người thông qua sự nghiệp tốt hơn. Cơ sở dữ liệu của SEEK Asia bao gồm hơn 105.000 đơn vị tuyển dụng lao động và hơn 29 triệu ứng viên.
#JobStreet
#SEEKAsia
Recent Comments