Bộ Khoa học và Công nghệ Đài Loan vừa tổ chức Chương trình “GEC+ Taipei 2018 Startup Pitch Program” (tạm dịch Chương trình khuếch trương Start up GEC+ Taipei 2018) tại Taiwan Tech Arena (TTA), Đài Bắc. Chương trình nhằm giới thiệu TTA và các đội khởi nghiệp vềcông nghệ (tech-startup) của Đài Loan với thếgiới.

Nhân dịp này, 8 nhà đầu tư đến từ Thung lũng Silicon (Mỹ) mong muốn kết nối các công ty khởi nghiệp  (start up) vềcông nghệ của Đài Loan với thếgiới.

Taiwan Tech Arena (TTA) tổ chức các cuộc phỏng vấn với 8 nhà đầu tư có ảnh hưởng đến từ Thung lũng Silicon để bàn thảo vềtương lại của các start up Đài Loan từ góc nhìn của các chuyên gia  này (trong ảnh từ trái sang phải: ông Alfred Mandel, ông Allen May, bà Lucy Lu, bà Gloria Maceiko và Mr. Suresh Pai.

Sau khi trải qua hơn 20 năm làm việc ở Thung lũng Silicon, các nhà đầu tư này đã gặt hái nhiều thành công đáng kể trong các lĩnh vực như các ngành khoa học liên quan đến đời sống (sinh học, y tế…), Internet vạn vât (Internet of things – IoT), bán dẫn, năng lượng xanh. Tại các cuộc phỏng vấn, họ đã chia sẻ những trải nghiệm sâu sắc của mình (với tư cách là người trong cuộc) vềcách thức nuôi dưỡng các tài năng cũng như cách thức để đưa các star up của Đài Loan ra thếgiới bên ngoài.

Ông Allan May từng là nhà sáng lập hoặc chủ tịch của hơn 80 start up hoạt động trong các lĩnh vực y tế, công nghệ sinh học, chẩn đoán bệnh. Life Science Angels (LSA), một công ty đầu tư giai đoạn đầu khá nổi tiếng  của ông đã được đánh giá là công ty đầu tư thiên thần (angel investment) hàng đầu của Mỹ, với vốn đầu tư trên 60 triệu USD.

Trong cuộc phỏng vấn dành riêng cho ông, ông Allan May đã đềcập đến tầm quan trọng của sự đổi mới, sáng tạo trong các mô hình kinh doanh trong tương lai và phương pháp luận dành cho start up ở mức tinh gọn. Khi được hỏi vềvai trò của chính phủ, ông Allan May cho biết: “Mỗi công nghệ hội tụ trong các lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo (AI)…, người thắng cuộc trên phạm vi toàn cầu sẽ xuất hiện ở công nghệ y tếvà đó là nơi thích hợp cho sự vào cuộc của chính phủ”.

Bà Gloria Maceiko, một nhà kinh doanh có hạng với bềdày 25 kinh nghiệm trong điều hành các công ty công nghệ cao ở Thung lũng Silicon và được ghi nhận là người sớm phát hiện ra những xu thếmới (được coi như những người tiền nhiệm của sản phẩm công nghệ nổi tiếng như iPhone và Facebook bây giờ). Bà tin tưởng rằng, một phần lớn của việc tạo ra các cơ hội trong tương lai cho các start up Đài Loan chính là vai trò của chính phủ trong việc hỗ trợ một hệ sinh thái. Bà Gloria Maceiko chia sẻ: ” Việc mời được những người đã thành danh ở các khu vực thành công đến chia sẻ kinh nghiệm cho các start up Đài Loan cũng như việc phát hiện và ủng hộ đối tượng này bằng các khoản kinh phí nhất định luôn luôn là sự khởi động đầy hứa hẹn, bởi nếu không có các khoản này thì rất ít điều kỳ diệu có thể xảy ra. Đó chính là lý do vì sao các khoản tiền tài trợ ban đầu của chính phủ là đặc biệt quan trọng”.

Ông Hatim Chraibi, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO) của  SPIRE Bioventures khu vực Bắc Mỹ là một vị khách mời khác với hơn 18 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất thiết bị y tếtrên phạm vi toàn cầu. Ông có tài trong việc nhanh chóng phát hiện các nhu cầu của các đội phát triển và những nhân vật đứng đầu. Bằng chứng là ông đã có những đóng góp to lớn được công nhận trong việc xây dựng các tổ chức có tầm cỡ thếgiới.

Tiếp đến, ông Alfred J. Mandel là người rất có uy tín trong một lĩnh vực khác. Ông đã từng thực hiện nhiều dịch vụ tư vấn liên quan đến marketing (tiếp thị) và quản lý cho nhóm 50 tập đoàn lớn trên thếgiới. Ông đã sáng lập ra Tenex Medical Investors (đang trở thành công ty cung ứng vốn đầu tư thiên thần trong lĩnh vực y tếvà khoa học đời sống ở Mỹ).

Ở một trường hợp khác, ông Suresh Pai là nhà kinh doanh và nhà đầu tư thiên thần trong lĩnh vực thiết bị y tế. Ông là nhân vật chính ở Công ty LamaMed Solutions và lãnh đạo một vườn ươm các start up ở thung lũng Silicon, thông qua việc đầu tư và thúc đẩy sự hợp tác với bên ngoài trong quá trình phát triển sản phẩm của công nghệ y tế.

Ngay trong chuyến thăm Đài Loan đầu tiên, ông đã bày tỏ mong muốn được tiếp xúc với các đội khởi nghiệp, tìm hiểu công nghệ của họ để trên cơ sở đó, tạo dựng các mối quan hệ hợp tác và tìm nguồn vốn đầu tư.

Hai vị diễn giả còn lại là TS. Kengatharan, hiện là CEO của Công ty Auxesia Orion và thành viên Ban quản lý Công ty Atheneos Ventures. Atheneos Ventures là quỹ vườn ươm cho khởi nghiêp trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tập trung vào các cơ hội ở các bệnh hiếm gặp và thuốc điều trị. Còn ông Xavier Sansó Mata là thành viên sáng lập Metrix Partners, một công ty tư vấn tài chính nhỏ. Hiện ông đảm đương vai trò là nhà tư vấn cho các công ty dược phẩm và công nghệ sinh học. Cả hai ông này đều bày tỏ mong muốn được tham gia “GEC+ Taipei 2018 Startup Pitch Program” và trực tiếp trao đổi, nói chuyện với các start up có tiếng nhất Đài Loan hiện nay.

Hệ sinh thái start up toàn cầu tin rằng, việc nuôi dưỡng start up ở giai đoạn đầu có thể ảnh hưởng đáng kể đến

tiềm năng phát triển của các start up này. Vì thế, TTA có ý định làm nền tảng để kết nối các nguồn lực kinh doanh từ khắp Đài Loan  và cả ở nước ngoài vào với nhau,  với mục tiêu tiếp theo là gắn kết các nguồn lực, tài năng và nguồn vốn từ khắp nơi trên thếgiới.

TTA mời các start up có tiếng nhất của Đài Loan gặp gỡ với 8 nhà đầu tư đến từ thung lũng Silicon trên cơ sở mỗi start up tiếp xúc với từng người một. Tại buổi gặp gỡ Taiwan Night do TTA tổ chức, TTA mời các đối tác toàn cầu không chỉ tham gia vào chương trình, mà còn có các cuộc trao đổi, thảo luận với các start up của Đài Loan.

Để biết thêm thông tin chi tiết, xin truy cập website chính thức của TTA.