Theo một báo cáo quốc tế, năm 2016, Chính phủ Nepal đã đầu tư 2,2 triệu USD từ nguồn vốn ngân sách  cho công tác kếhoạch hóa gia đình.

Ngày 12/11/2018, tại Ruanda, báo cáo quốc tếvềcác tiến bộ trong công tác kếhoạch hóa gia đình tại 69 nước có thu nhập thấp nhất trên thếgiới đã được công bố. Báo cáo quốc tếcó tựa đềFP2020: Catalyzing Collaboration (tạm dịch Kếhoạch hóa gia đình 2020: Đẩy nhanh sự hợp tác).  Đây là bản báo cáo hàng năm do Tổ chức Kếhoạch hóa gia đình 2020 (Family Planning 2020) thực hiện được đánh giá có ý nghĩa rất  quan trọng bởi đưa ra nhiều sốliệu mới giúp các chuyên gia, các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức quốc tếcó liên quan… có trong tay một công cụ hữu hiệu. Được biết, Family Planning 2020 là tổ chức quốc tếra đời nhằm hỗ trợ các quyền cơ bản của phụ nữ được tự do quyết định vềviệc nếu như, khi nào và bao nhiêu con họ muốn có. Báo cáo cũng đưa ra các phân tích rất kỹ lưỡng có sốliệu cụ thể vềtình hình thực hiện kếhoạch hóa ở từng nước trong số69 nước nghèo nhất thếgiới này. Có thể đọc báo cáo tại [progress.familyplanning2020.org].

Báo cáo đã cung cấp các sốliệu sau:

  • Trong năm 2016, Chính phủ Nepal đã dành 2,2 triệu USD từ nguồn vốn ngân sách đầu tư cho công tác kếhoạch hóa gia đình.
  • Năm 2018, ở Nepal có tới 38,1% phụ nữ trong độ tuổi từ 15 đến 49 (khoảng 3,2 triệu người) đã sử dụng các phương pháp phòng tránh thai hiện đại, nhiều hơn 622.000 người so với năm 2012.
  • Tỷ lệ này tăng lên hơn 49,1% trong sốphụ nữ có chồng.
  • Kết quả của việc sử dụng phòng tránh thai hiện đại được ghi nhận trong thời gian từ tháng 7/2017 đến tháng 7/2018:
  1. 1.222.000 trường hợp có thai không mong muốn đã được ngăn ngừa.
  2. 489.000 trường hợp phá thai không an toàn đã được giải cứu
  3. 1.600 trường hợp mẹ có nguy cơ bị tử vong khi sinh đã được cứu thoát
  • Tuy nhiên, vẫn có đến 27,6% phụ nữ có chồng ở trong độ tuổi từ 15 đến 49 chưa được đáp ứng đối với nhu cầu phòng tránh thai hiện đại.
  • Luật Quyền vềsức khỏe sinh sản và chức năng làm mẹ an toàn (The Safe Motherhood and Reproductive Health Rights Act) đã có hiệu lực trong năm 2018 góp phần quảng bá và bảo vệ các quyền liên quan đến bảo vệ sức khỏe sinh sản. Luật này có điều khoản quy định rõ việc chăm sóc sức khỏe sinh sản là không mất tiền tại các bệnh viên công và nhấn mạnh đến các dịch vụ liên quan đến vấn đềnày phải được cung cấp rộng rãi cho các đối tượng vị thành niên và bị khuyết tật. Hiện tại, ở Nepal có 1.134 trung tâm cung cấp các thông tin và dịch vụ liên quan đến sức khỏe sinh sản cho các đối tượng vị thành niên.

Ở trên phạm vi toàn cầu (tại 69 quốc gia nghèo nhất thếgiới):

  • Tính đến tháng 7/2018, có tổng cộng hơn 317 triệu phụ nữ đã sử dụng các phương pháp phòng tránh thai hiện đại, nhiều hơn 46 triệu người so với năm 2012.

Toàn bộ sốliệu có liên quan đến công tác công tác kếhoạch hóa gia đình ở Nepal có thể tìm thấy ở đây [https://we.tl/t-N6t2UUf3Xs] và http://www.familyplanning2020.org/nepal.

Nếu bạn muốn phỏng vấn hoặc có các câu hỏi bằng văn bản, hãy gửi email tới:

Utsav Shakya, phụ trách truyền thông tại DFID, u-shakya@dfid.gov.uk
Santosh Chhetri, cán bộ truyền thông và pháp luật, schhetri@unfpa.org
Netra Bhatta, chuyên gia cao cấp của chương trình, nbhatta@usaid.gov

Có thể tìm hiểu thêm thông tin tại

Twitter:@FP2020Global

Facebook:/Family Planning2020

YouTube:FP2020Global