HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Trước những lo ngại về tình trạng của nền kinh tế và sự không an toàn trong công việc do đại dịch COVID-19 gây ra, 53% các chuyên gia kế toán tin rằng, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông không nên tăng việc thu thuế vào thời điểm này.

Tuy nhiên, theo một khảo sát mới nhất do CPA Australia thực hiện, những người được hỏi đều trả lời ủng hộ Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông – vào thời điểm thích hợp trong tương lai – cần đưa ra các biện pháp để hỗ trợ nền kinh tế và xã hội, bao gồm các biện pháp thuế nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng và hỗ trợ các dịch vụ y tế, cải thiện môi trường và khuyến khích sự đổi mới và công nghệ. Điều này bao gồm việc ưu đãi thuế cho đổi mới và công nghệ và Cục Doanh thu nội địa của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông nên cung cấp nhiều dịch vụ kỹ thuật số hơn nữa.

Cuộc khảo sát được CPA Australia thực hiện từ ngày 3/4 đến 17/4/2020, với 151 phản hồi từ các chuyên gia tài chính và kế toán có trụ sở tại Hồng Kông làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau và với 67% làm việc ở các vị trí lãnh đạo cấp cao.

Doanh thu từ thuế và đề xuất áp dụng thuế suất tối thiểu toàn cầu

Ông Anthony Lau, Chủ tịch bộ phận Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau năm 2020 của CPA Australia cho biết: “Đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn mạnh chưa từng thấy vào nền kinh tế toàn cầu và Hồng Kông. Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông đã đưa ra nhiều biện pháp cứu trợ phù hợp trị giá khoảng 310 tỷ USD, tương đương với hơn 10% tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đối mặt với những thách thức như thâm hụt tài khóa trong vài năm tới, cũng như dân số già, sự chênh lệch thu nhập và tài sản có xu hướng rộng ra cùng những thách thức từ các quy tắc thuế quốc tế thay đổi một cách nhanh chóng, thì điều cần thiết là xem xét làm thế nào để ổn định doanh thu từ thuế của Hồng Kông trong dài hạn”.

Khi được hỏi liệu Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông có cần tăng thu thuế hay không, thì có 53% số người được hỏi cho rằng, không nên tăng, trong khi cũng có tới 44% trả lời là nên tăng.

Ông Anthony Lau giải thích: “Với nền kinh tế cần hỗ trợ và kích thích vào thời điểm này, thì không có gì đáng ngạc nhiên, khi hầu hết mọi người được hỏi đều không ủng hộ việc tăng doanh thu từ thuế. Tuy nhiên, 44% số người được hỏi tin rằng, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông nên tăng doanh thu có lẽ liên quan đến sự bền vững của nền tài chính Hồng Kông trong dài hạn, do sự phụ thuộc của Chính quyền vào cơ sở doanh thu từ thuế còn hạn hẹp và chưa ổn định. Trong năm tài chính 2018 / 2019, các khoản thu phi thuế quan, bao gồm việc bán đất đai chiếm 34,9% tổng doanh thu của Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông, một tỷ lệ cao hơn so với Singapore và Vương quốc Anh”.

Ông Anthony Lau cho rằng: “Khi nền kinh tế phục hồi, Chính quyền nên bắt đầu xem xét các lựa chọn cải cách hệ thống thuế để hỗ trợ sự phát triển bền vững của Hồng Kông. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là thông qua đánh giá hệ thống thuế một cách công khai và toàn diện. Một trong những mối quan tâm ngay lập tức về thuế đối với Hồng Kông là tác động của môi trường thuế quốc tế đang thay đổi nhanh chóng, như Xói mòn cơ sở và Chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting – BEPS được sử dụng bởi các công ty đa quốc gia nhằm chuyển dịch lợi nhuận từ nơi có thuế suất cao sang nơi có thuế suất thấp để trốn thuế) từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) và đánh giá về chế độ miễn thuế thu nhập nước ngoài của Liên minh châu Âu (EU). Khoảng 25% số người được hỏi tin rằng, mức thuế tối thiểu toàn cầu được đề xuất sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của hệ thống thuế của Hồng Kông do các yếu tố như làm tăng chi phí hoạt động bổ sung cho các tập đoàn đa quốc gia ở Hồng Kông và khả năng ảnh hưởng đến hệ thống thuế đơn giản của Hồng Kông. Đây lại chính là một trong những lợi thế cạnh tranh cốt lõi của Hồng Kông”.

Các biện pháp xây dựng một xã hội lành mạnh và hướng tới tương lai

Trong vài tháng qua, đại dịch COVID -19 đã làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và kinh doanh. Điều này có thể đã thay đổi đến tâm lý của công chúng, với kết quả khảo sát cho thấy, có sự hỗ trợ mạnh mẽ để sử dụng hệ thống thuế nhằm giúp xây dựng một xã hội lành mạnh và hướng tới tương lai. Có tới 48% số người được hỏi tin rằng, Chính quyền Đặc khu Hành chính Hồng Kông nên xem xét tăng thuế đối với các mặt hàng thuốc lá, rượu và xăng dầu nếu muốn mở rộng cơ sở thuế trong vòng 3 năm tới, trong khi 37% số người được hỏi lại chọn áp dụng thuế bảo vệ môi trường là lựa chọn cao thứ hai.

Những người tham gia cuộc khảo sát cũng ủng hộ việc hỗ trợ sử dụng hệ thống thuế để cung cấp các ưu đãi cho các công ty thực hiện hành động vì môi trường. Khi được hỏi về việc Chính quyền nên đưa ra các biện pháp thuế nào đánh vào lợi nhuận, thì những người được hỏi cho rằng, có nhiều khả năng chọn các biện pháp khuyến khích cho hành động vì môi trường (có tới 33%).

Ông Anthony Lau giải thích thêm: “Từ việc rút ra được các bài học từ những tác động to lớn của đại dịch COVID -19 đối với xã hội và nền kinh tế, các chuyên gia tài chính kế toán có tầm nhìn xa để xây dựng một môi trường tốt hơn và bền vững hơn cho các thế hệ hiện tại và tương lai. Một thành phố lành mạnh hơn cũng có thể giúp giảm sự tăng trưởng trong chi phí y tế công cộng và tư nhân và cải thiện khả năng cạnh tranh của Hồng Kông”.

Một thay đổi đáng kể khác do đại dịch COVID -19 mang lại là việc áp dụng công nghệ và dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng do việc tiếp xúc vật lý hàng ngày đã bị gián đoạn bởi biện pháp giãn cách xã hội. Các chuyên gia kế toán kỳ vọng rằng, công tác quản lý thuế của Hồng Kông có thể được cải thiện, với 43% số người được hỏi muốn Cục Doanh thu nội địa có thêm nhiều dịch vụ được số hóa và thân thiện hơn với thiết bị di động. Hơn nữa, có tới 38% số người được hỏi tin rằng, cần chính sách ưu đãi thuế đối với lĩnh vực hàng đầu là đổi mới và công nghệ.

Ông Anthony Lau kết luận: “Nhìn qua lăng kính lịch sử, dịch bệnh và đại dịch là những yếu tố chính trong việc làm thay đổi xã hội. Tôi tin rằng, cuộc khủng hoảng về y tế hiện nay tương tự như trong quá khứ và kết quả là, sự gia tăng nhận thức về chăm sóc sức khỏe và phúc lợi xã hội Chính vì vậy, việc sử dụng công nghệ và giải pháp đổi mới để thích ứng với sự thay đổi điều kiện sống, sẽ thúc đẩy xã hội của chúng ta tiến lên”.

Thông tin về CPA Australia

CPA Australia là một trong những cơ quan kế toán lớn nhất thế giới, với hơn 166.000 thành viên, trong đó hơn 25.000 thành viên làm việc ở các vị trí lãnh đạo cấp cao tại 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. CPA Australia đã thành lập một cơ sở thành viên lớn mạnh, gồm hơn 19.000 người trong khu vực Trung Quốc đại lục, Hồng Kông và Macau.