ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – – Sự tự tin thái quá, hoặc xu hướng đánh giá thấp rủi ro và đánh giá quá cao lợi nhuận, thường được coi là yếu tố hàng đầu đằng sau một số thất bại lớn nhất của công ty trong lịch sử, từ vụ bê bối Enron vào đầu những năm 2000, đến sự sụp đổ ngoạn mục của các ngân hàng đầu tư Bear Stearns và Lehman Brothers trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong các năm 2007 – 2008.

Với thế giới hiện đang trong vòng vây của một cuộc khủng hoảng mới do đại dịch COVID-19 gây ra, một nghiên cứu gần đây đang thách thức diễn ngôn khuôn mẫu về các nhà lãnh đạo doanh nghiệp quá tự tin và gợi ý rằng, các giám đốc điều hành (CEO) có sự tự tin cao có thể giúp dẫn dắt công ty của họ vượt qua sóng gió, thử thách.

Theo nghiên cứu, một lĩnh vực mà các CEO quá tự tin thực hiện là ngăn chặn tin xấu và nhấn mạnh tin tốt. (Nguồn: iStock)

Nghiên cứu có tiêu đề CEO Overconfidence and the COVID-19 Pandemic (tạm dịch Sự tự tin thái quá của giám đốc điều hành (CEO) và đại dịch COVID-19) được đồng thực hiện bởi bà Maggie Hu, Trợ lý Giáo sư Tài chính và Bất động sản tại Trường Quản lý Khách sạn và Du lịch và Khoa Tài chính, thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc (The Chinese University of Hong Kong – CUHK); ông Desmond Tsang, Phó giáo sư của Trường Quản lý Khách sạn và Du lịch, thuộc CUHK và nghiên cứu sinh tiến sĩ Wayne Wan Xinwei của Đại học Cambridge (Anh).

Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng, những CEO quá tự tin có thể mang lại lợi ích cho công ty của họ trong thời kỳ khủng hoảng chưa từng có và đại dịch COVID-19 đã cung cấp một bối cảnh hoàn hảo để họ kiểm tra lý thuyết của mình. Họ phát hiện ra rằng, các công ty có CEO đặc biệt tự tin hoạt động tốt hơn trên thị trường chứng khoán trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát.

Phó giáo sư Desmond Tsang nhận xét: “Đại dịch COVID-19 đã mang đến một mức độ bất định vô song cho thế giới. Chúng tôi nhận thấy rằng, những CEO quá tự tin đã thực sự thể hiện khả năng lãnh đạo mạnh mẽ và giữ cho cả nhân viên và nhà đầu tư luôn có tâm lý tích cực trong thời kỳ khủng hoảng”.

Sự quá tự tin và lợi nhuận bất thường

Với việc sử dụng dữ liệu từ Mỹ, nhóm nghiên cứu đã xem xét hiệu suất thị trường chứng khoán của các công ty từ ngày 22 tháng 1 năm 2019 đến ngày 23 tháng 3 năm 2020. Chỉ những công ty có cùng một CEO kể từ năm 2018 mới được đưa vào mẫu của họ để kiểm soát bất kỳ hiệu suất hỗn loạn nào có thể xảy ra của các CEO mới được bổ nhiệm.

Các nhà nghiên cứu đã đo lường mức độ tự tin thái quá của CEO bằng cách điều tra việc nắm giữ quyền chọn (option) của các CEO. Với tư cách là các nhà quản lý cấp cao, các CEO thường được giao quyền chọn mua cổ phiếu của công ty mà họ có thể thực hiện bất cứ lúc nào. Một CEO được các nhà nghiên cứu coi là tự tin hơn, nếu họ sẵn sàng đợi một thời gian sau đó để thực hiện quyền chọn cổ phiếu của mình, vì điều đó có thể có nghĩa là CEO đó đủ tự tin để tìm kiếm một khoản tiền cao hơn ở một nơi nào đó.

Theo kết quả, các công ty có CEO tự tin hơn có lợi nhuận bất thường cao hơn đáng kể, được định nghĩa là lợi nhuận bất ngờ và lớn bất thường so với các công ty có CEO ít tự tin hơn trong giai đoạn COVID-19 bùng phát. Với giả thuyết đại dịch COVID-19 mang lại tác động tiêu cực 0,52 điểm phần trăm đối với lợi nhuận bất thường hàng ngày và 1,57 điểm phần trăm đối với lợi nhuận bất thường tích lũy trong 3 ngày, các CEO quá tự tin đã giảm bớt tác động tiêu cực của COVID-19 khoảng 37% đối với lợi nhuận bất thường hàng ngày và 33,7% trên lợi nhuận bất thường tích lũy trong 3 ngày.

Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét liệu tác động tích cực của các CEO quá tự tin có khác nhau giữa các công ty khác nhau, đặc biệt là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 hay không. Họ đo lường mức độ mà các công ty được lấy mẫu phải gánh chịu hậu quả do đại dịch COVID-19. Các nhà nghiên cứu đã xem xét mức độ phơi nhiễm của các công ty đối với đại dịch bằng cách tính toán tần suất của các từ khóa liên quan đến COVID-19 được sử dụng khi ban lãnh đạo thảo luận về kết quả của họ trong báo cáo hàng quý của công ty. Họ phát hiện ra rằng, tác động tích cực của các CEO quá tự tin thậm chí còn rõ rệt hơn ở các công ty chịu nhiều thiệt hại hơn từ đại dịch COVID-19.

Phó giáo sư Desmond Tsang bình luận: “Các CEO có sự tự tin cao có vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu phản ứng tiêu cực của thị trường do đại dịch COVID-19 vì tính tích cực của họ đã giúp họ quản lý nhận thức của nhà đầu tư”.

“Ma thuật” của CEO

Vậy các CEO tự tin đã quản lý thành công nhận thức của nhà đầu tư trong thời kỳ khủng hoảng như thế nào? Các nhà nghiên cứu giải thích rằng, trong khi tâm lý thị trường nhìn chung là bi quan đối với tất cả các công ty, thì các CEO có sự tự tin cao thường có xu hướng quản lý nhận thức của công chúng hiệu quả hơn, điều này sau đó ảnh hưởng đến nhận thức của các nhà đầu tư về công ty của họ. Do đó, các nhà đầu tư duy trì thái độ tích cực đối với cổ phiếu của công ty. Theo nghiên cứu, khả năng giữ một hình ảnh tích cực về công ty là cực kỳ quan trọng đối với các công ty phải đối mặt với tình trạng không chắc chắn và thiếu nguồn lực trong thời kỳ đại dịch COVID-19 hoành hành.

Theo nghiên cứu, một lĩnh vực khác mà các CEO quá tự tin vượt trội là giữ lại tin xấu và nhấn mạnh tin tốt. Mặc dù đó là một hoạt động có thể bị một số người nghi ngờ, nhưng hóa ra nó lại khá có giá trị trong thời kỳ khủng hoảng. Theo kết quả nghiên cứu, các CEO quá tự tin thực sự đã “ém” lại nhiều tin xấu hơn, điều này dẫn đến phản ứng giá cổ phiếu ít tiêu cực hơn trong thời kỳ đại dịch.

Tuy nhiên, bất chấp lợi thế cận biên của các công ty được dẫn dắt bởi các CEO quá tự tin trong khi đại dịch COVID-19 bùng phát, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, ngay cả một CEO quá tự tin cũng không thể cứu các công ty vốn có rủi ro cao hơn hoặc nền tảng yếu hơn đang đi xuống. Đối với các công ty có nguy cơ thất bại và phá sản cao, các nhà đầu tư có lý trí đơn giản sẽ không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ dữ liệu, tuyến bố hay thông tin được đưa ra bởi các CEO quá tự tin.

Bà Maggie Hu nhận định: “Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, những CEO cực kỳ tự tin có thể tạo ra sự khác biệt cho sự tồn tại của một công ty trong thời kỳ khủng hoảng, nhưng họ không phải là toàn năng. Họ khó có thể làm trò ảo thuật để hù được mọi người”.

Nhìn chung, tác động có lợi của các CEO rất tự tin chỉ có tác dụng đối với các công ty có lượng tiền mặt nắm giữ nhiều hơn, tỷ lệ đòn bẩy thấp hơn, lợi nhuận trên tài sản (ROA) cao hơn và vốn hóa thị trường lớn hơn trước khủng hoảng. Ngoài ra, nghiên cứu nhấn mạnh rằng, tác động tích cực này chỉ kéo dài trong giai đoạn khủng hoảng. Tác động này không còn đáng chú ý trong giai đoạn phục hồi sau khủng hoảng, khi các công ty bắt đầu phục hồi sau những can thiệp và hỗ trợ của chính phủ.

Các nhà nghiên cứu tin rằng, nghiên cứu này có ý nghĩa lớn đối với các công ty đang tìm kiếm người lãnh đạo phù hợp. Bà Maggie Hu khuyến nghị: “Các công ty nên suy nghĩ kỹ trước khi từ chối bất kỳ ứng viên CEO quá tự tin nào, vì họ có thể rất có lợi trong việc kiềm chế sự sụt giảm giá cổ phiếu vào thời điểm khủng hoảng. Nhưng các công ty cũng nên nhớ rằng, khi cơn bão kết thúc, thì ma thuật của những CEO quá tự tin có thể tan biến ngay lập tức”.

Tài liệu tham khảo:

Hu, Maggie and Tsang, Desmond and Wan, Wayne Xinwei, CEO Overconfidence and the COVID-19 Pandemic (Sự tự tin thái quá của CEO và đại dịch COVID-19, Ngày 22 tháng 11 năm 2020). Có tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3716618 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3716618.

Bài viết này lần đầu được xuất bản trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (CBK) bởi Trường Kinh doanh CUHK: https://bit.ly/3BDcmnE.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh, thuộc CUHK)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sỹ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 9 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D. Trường hiện có hơn 4.500 sinh viên đại học và sau đại học đến từ hơn 20 quốc gia / vùng lãnh thổ.

Trong bảng xếp hạng MBA điều hành của Financial Times năm 2021, CUHK EMBA được xếp hạng thứ 19 trên thế giới. Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu năm 2021 của FT, MBA CUHK được xếp hạng 48. Trường Kinh doanh CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (khoảng 40.000) trong số các trường đại học / trường kinh doanh ở Hồng Kông – nhiều người trong số họ là các nhà lãnh đạo kinh doanh chủ chốt.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với CUHK Business School trên:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool

WeChat: CUHKBusinessSchool

#CUHKBusinessSchool