ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach –  Việc luân chuyển các chuyên gia kiểm toán bắt buộc đã trở thành thông lệ phổ biến trên khắp thế giới kể từ khi Đạo luật Sarbanes-Oxley được thông qua ở Mỹ vào năm 2002. Còn được gọi là SOX, đạo luật này có mục đích là để bảo vệ các nhà đầu tư khỏi gian lận kế toán tiềm ẩn và cải thiện việc công bố, tiết lộ thông tin về tài chính doanh nghiệp.

Nguồn iStock)

Mục đích của việc luân chuyển các kiểm toán viên bắt buộc là để ngăn chặn gian lận kế toán nhưng mối liên hệ chặt chẽ giữa các kiểm toán viên mới và kiểm toán viên cũ đã đặt ra câu hỏi về tính hiệu quả của hoạt động này ở Trung Quốc.

Mặc dù đã 18 năm trôi qua kể từ khi quy định mang tính pháp lý này được ban hành, nhưng rất ít thông tin được biết về cách các công ty kiểm toán thực sự lựa chọn chuyên gia kiểm toán mới để kế nhiệm các kiểm toán viên cũ sau 5 năm gắn bó. Tương tự, rất ít thông tin về hậu quả kinh tế và chất lượng kiểm toán khi công ty kiểm toán sử dụng các chiến lược luân chuyển khác nhau liên quan đến việc lựa chọn các kiểm toán viên.

Một nhóm các nhà nghiên cứu đã quyết định xem xét các mô hình phức tạp của việc thực hành luân chuyển kiểm toán viên ở Trung Quốc để xem liệu có bất kỳ kết nối mạng chặt chẽ nào giữa kiểm toán viên cũ và kiểm toán viên mới hay không và những kết nối đó có thể có những tác động như thế nào đối với chất lượng kiểm toán và hiệu quả hoạt động của kiểm toán viên.

Nghiên cứu có tựa đề “Network Analysis of Audit Partner Rotation” (tạm dịch,Phân tích mạng lưới về sự luân chuyển đối tác kiểm toán”), được thực hiện bởi ông Wu Donghu, Giáo sư tại Trường Kinh doanh thuộc Đại học Trung Quốc Hồng Kông (The Chinese University of Hong Kong – CUHK) với sự tham gia của Giáo sư Jeffrey Pittman, Giám đốc Trung tâm Định chế và Quản trị, thuộc Memorial University of Newfoundland.(Canada) và Lin Wang tại Đại học Kinh tế – Tài chính Trung ương của Trung Quốc.

Một loạt dữ liệu đã được thu thập cho giai đoạn 2003-2015. Các nguồn tin bao gồm cơ sở dữ liệu Nghiên cứu kế toán và Thị trường Chứng khoán Trung Quốc, báo cáo hàng năm của các công ty cổ phần A, bản cáo bạch trước khi thực hiện việc phát hành cổ phiếu ra công chúng (IPO) và cơ sở dữ liệu kế toán công do Viện Kế toán Công chứng Trung Quốc biên soạn. Tổng cộng có 4.257 cặp kiểm toán viên kế nhiệm – đương nhiệm đã được lựa chọn cho nghiên cứu, cũng như 53.046 cặp ứng viên tiềm năng có thể đã được các công ty lựa chọn.

Guanxi (tạm dịch mối quan hệ, tiếp cận, thông tin nội bộ liên lạc… tất cả những gì mà mọi người có thể sử dụng để đạt được một mục đích nào đó) đảm bảo chuyển tiếp mượt mà hơn

Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy bằng chứng đáng kể cho thấy những kiểm toán viên tiền nhiệm chia sẻ nhiều kinh nghiệm làm việc nhóm hơn với những người mới có nhiều khả năng được lựa chọn. Nói cách khác, các công ty kiểm toán thích xem xét, cất nhắc các kiểm toán viên có guanxi chuyên nghiệp (khái niệm quan hệ gắn kết mạng tính xã hội của Trung Quốc) với các kiểm toán viên cũ hơn là các kiểm toán viên không có mối liên hệ như vậy.

Tại sao các công ty kiểm toán có xu hướng thực hiện sự thay đổi luân phiên cho các kiểm toán viên đã có quan hệ quen biết nhau trên những phương diện nào đó? Giáo sư Wu Donghu giải thích rằng, xu hướng khá phổ biến này bắt nguồn từ cách tiếp cận mang tính thực dụng của các công ty kiểm toán đối với việc chuyển đổi giữa các kiểm toán viên đi và đến.

Giáo sư Wu Donghu nhận xét: “Một kiểm toán viên đã làm việc tại một công ty khách hàng trong năm năm là người đã tích lũy được khá nhiều kiến ​​thức về công ty cụ thể đó. Loại kiến ​​thức dành riêng cho công ty này rất phức tạp và đôi khi mang tính ẩn ý và tinh vi. Nếu kiểm toán viên này có sẵn một mối quan hệ cá nhân với kiểm toán viên mới đến, thì quá trình chuyển giao kiến ​​thức có thể suôn sẻ hơn rất nhiều so với khi một người lạ đến tham gia vào công việc kiểm toán. Các công ty khách hàng đánh giá cao quá trình chuyển đổi suôn sẻ đó, bởi vì trước hết, họ không phải chịu rủi ro về việc mất kiến ​​thức sau khi chuyển đổi. Thứ hai, họ không cần phải trả thêm rất nhiều thời gian để có thể lập hóa đơn cho kiểm toán viên sắp tới khi đã có cơ hội tốt làm quen với công việc”.

Nghiên cứu phát hiện ra rằng, các kiểm toán viên sắp tới có quan hệ lâu năm với các kiểm toán viên đương nhiệm có nhiều khả năng được chỉ định luân chuyển trong các công ty có nhu cầu kế toán phức tạp hơn. Ngoài ra, khi không ai trong số các kiểm toán viên mới đến có bất kỳ kiến ​​thức, hiểu biết nào về công ty khách hàngy, các ứng viên sẽ liên hệ với những người tiền nhiệm đã được ưu tiên để hỏi han về nhiều mặt.

Quan hệ dạng Guanxi giữa các kiểm toán viên có thể ảnh hưởng đến tính khách quan

Mặc dù việc lựa chọn một kiểm toán viên có quan hẹ thân thiét với một kiểm toán viên tìn nhiệmi có thể có lợi cho các công ty, nhưng thực tiễn này đặt ra câu hỏi: Liệu sự hợp tác giữa các cặp kiểm toán viên có làm cho cuộc kiểm toán kém đi tính khách quan hơn không? Liêu điều này có làm cản trở sự phát triển ban đầu của Đạo luật Sarbanes-Oxley và ứng dụng của nó ở Trung Quốc?

Giáo sư Wu Donghu thừa nhận rằng, đây là mối quan tâm của nhóm nghiên cứu của ông và họ quyết định tìm hiểu thông qua nghiên cứu của mình.

Ông Wu Donghu thừa nhận: “Đúng là một người kế nhiệm thân thiện có thể không xem xét kỹ lưỡng công việc của người tiền nhiệm và ít có khả năng nắm bắt và sửa chữa các vấn đề trong quá trình kiểm toán. Khi hai kiểm toán viên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, các công ty kiểm toán có thể không được hưởng lợi từ hiệu ứng được cho là ‘sáng mắt’ của việc luân chuyển kiểm toán viên sau năm năm. Do đó, có khả năng không đạt được mục đích của thông lệ luân chuyển các kiểm toán viên. Ngoài ra, việc thuê một kiểm toán viên quen thuộc có thể được coi là một hành động “thiên vị”. Điều này có thể không khuyến khích đối tác đánh giá sắp tới thách thức công việc của một người sắp chuyển đi, do đó có khả năng làm suy yếu tính khách quan hoặc tính độc lập của việc có một kiểm toán viên mới vào công việc. Một công ty kiểm toán cũng có thể bỏ qua cấp độ năng lực của kiểm toán viên mới trong nhiệm vụ đảm bảo sự chuyển đổi suôn sẻ giữa kiểm toán viên cũ và mới. Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng của các cuộc đánh giá kiểm toán”..

Việc chuyển đổi tốt hơn mà không cần hy sinh chất lượng kiểm toán

Những lo ngại trên đã được giải tỏa sau khi nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, mức độ tin cậy lẫn nhau cao giữa các cặp kiểm toán viên không chỉ nâng cao việc chuyển giao kiến ​​thức chuyên môn, kinh nghiệm cho khách hàng cụ thể, mà còn cải thiện độ chính xác của báo cáo kiểm toán và sự hài lòng của khách hàng sau khi việc luân chuyển đã diễn ra.

Giáo sư Wu Donghu nhận xét: “Dựa trên phân tích chất lượng kiểm toán của mình, chúng tôi không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng khi các chuyên gia kiểm toán mới có mối liên hệ chặt chẽ với các đồng nghiêp cũ khi uân chuyển. Theo phân tích ý kiến ​​kiểm toán sửa đổi (Modified Audit Opinions – MAO) của chúng tôi, khi các kiểm toán viên kế nhiệm có mối quan hệ dạng guanxi mang tính chuyên nghiệp với người đương nhiệm, họ thực sự có thể cung cấp các tín hiệu cảnh báo chính xác hơn về các vấn đề tài chính hoặc kế toán tiềm ẩn của công ty khách hàng đối với thị trường, Thực tế là nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy, kinh nghiệm làm việc nhóm trước đây với các kiểm toán viên đương nhiệm thực sự làm tăng xu hướng ban hành Ý kiến ​​kiểm toán sửa đổi (MAO) của những người kế nhiệm. MAO thường được phát hành khi có các vấn đề liên quan đến kế toán hoặc công bố thông tin. Vì vậy, khi nghiên cứu phát hiện ra rằng, những người kế nhiệm thực sự ban hành nhiều MAO hơn, điều đó ngụ ý rằng, hành động thuê kiểm toán viên “quen thuộc” không làm tổn hại đến tính trung lập và chất lượng của các cuộc kiểm toán do kiểm toán viên mới thực hiện”.

Nghiên cứu này góp phần tạo ra một cái nhìn mới, tích cực hơn so với các tài liệu hiện có về chủ đề bắt buộc luân chuyển kiểm toán viên. Nghiên cứu đã phát hiện ra bằng chứng mới cho thấy, các công ty khách hàng thích thuê kiểm toán viên sắp tới có quan hệ tốt với kiểm toán viên được luân chuyển. Nó cũng cung cấp sự đảm bảo cho các công ty kiểm toán để thiết kế các chính sách luân chuyển kiểm toán viên của họ một cách tối ưu để họ có thể thu được lợi ích mà vẫn đảm bảo chất lượng kiểm toán cao.

Tài liệu tham khảo:

Pittman, Jeffrey A. và Wang, Lin và Wang, Lin và Wu, Donghui, Network Analysis of Audit Partner Rotation (November 15, 2018) (Phân tích mạng về Luân chuyển đối tác kiểm toán (ngày 15 tháng 11 năm 2018). Có sẵn tại SSRN:  https://ssrn.com/abstract=3087491 hay http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3087491

Bài báo này được xuất bản lần đầu trên trang web Kiến thức Kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi Trường Kinh doanh CUHK: https://bit.ly/3qO9Vwo

Media OutReach hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về CUHK Business School (Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông Trung Quốc)

Trường Kinh doanh thuộc CUHK bao gồm 2 trường – Kế toán và Quản lý khách sạn và Du lịch – và 4 khoa – Khoa Kinh tế quản lý và khoa học phục vụ việc ra quyết định, Tài chính, Quản lý và Marketing. Được thành lập tại Hồng Kông vào năm 1963, đây là trường kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sĩ về quản trị kinh doanh (MBA) và thạc sĩ cao cấp về quản trị kinh doanh (Executive MBA) trong khu vực. Hiện tại, Trường cung cấp 9 chương trình đại học và 18 chương trình sau đại học, bao gồm MBA, EMBA, Master, MSc, MPhil và Ph.D. Trường hiện có hơn 4.500 sinh viên đại học và sau đại học đến từ hơn 20 quốc gia / vùng lãnh thổ theo học.

Trong Bảng xếp hạng MBA toàn cầu của Financial Times năm 2021, chương trình đào tạo của CUHK được xếp hạng thứ 48. Trong bảng xếp hạng EMBA năm 2021 của Financial Times, CUHK EMBA được xếp hạng 15 trên thế giới. Trường Kinh doanh thuộc CUHK có số lượng cựu sinh viên kinh doanh lớn nhất (hơn 40.000 người) trong số các trường đại học / trường kinh doanh tại Hồng Kông. Nhiều người trong số họ là lãnh đạo chủ chốt doanh nghiệp.

Thông tin thêm có sẵn tại http://www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc bằng cách kết nối với Trường Kinh doanh, thuộc CUHK trên các mạng xã hội như:

Facebook: www.facebook.com/cuhkbschool

Instagram: www.instagram.com/cuhkbusinessschool

LinkedIn: www.linkedin.com/school/cuhkbusinessschool

WeChat: CUHKBusinessSchool

#CUHKBusinessSchool