HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Khi kinh tế toàn cầu bắt đầu rơi vào suy thoái, các doanh nghiệp châu Á đã thắt chặt quy trình quản lý tín dụng của mình nhằm giảm thiểu rủi ro nợ xấu.

Các biện pháp ngăn chặn đại dịch COVID-19 lây lan trên toàn thế giới (như giãn cách xã hội, cách ly…) đã tác động đến cả chuỗi cung ứng và thương mại ở tầm quốc gia và quốc tế. Các phản hồi mà cuộc khảo sát năm 2020 có tên là Payment Practices Barometer – PPB (tạm dịch: chỉ số thực hành thanh toán) do Atradius thực hiện ở châu Á cho thấy, sự chậm trễ trong thanh toán phần lớn được các nhà cung ứng tài trợ khi việc sử dụng tín dụng thương mại ở hầu hết các thị trường được khảo sát và cùng với đó là sự chậm trễ thanh toán đã tăng lên.

So với cuộc khảo sát năm ngoái, tại 4 trong số các thị trường được khảo sát, doanh số dựa trên tín dụng tăng trung bình 14%, trong khi cùng lúc tỷ lệ hóa đơn quá hạn tăng trung bình tới 56%. Tại Ấn Độ và Singapore, nơi doanh số tín dụng giảm, hóa đơn quá hạn vẫn tăng lần lượt 69% và 29%. Sự suy giảm sử dụng tín dụng của Ấn Độ thậm chí có thể là kết quả của sự gia tăng mạnh về tình trạng hóa đơn quá hạn thanh toán.

Ông Andreas Tesch, Giám đốc phụ trách về thị trường của Atradius, cho biết: “Với nền kinh tế toàn cầu đang rơi vào suy thoái, thì rủi ro thanh toán có thể dẫn đến phá sản có xu hướng gia tăng. Dự kiến, các khoản nợ xấu và mất khả năng thanh toán sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Các nhà cung ứng cần quản lý nhu cầu bị giảm và sự căng thẳng tài chính. Việc giảm thiểu những gánh nặng này bằng các đánh giá khả năng tín dụng kỹ lưỡng và đảm bảo sự bền vững tài chính đầy đủ sẽ là chìa khóa để nhiều doanh nghiệp này có thể tồn tại”.

Mặc dù cuộc khảo sát PPB của Atradius chỉ ra cách tiếp cận đa dạng đối với tín dụng thương mại trong khu vực, với sự khác biệt rõ rệt giữa các thị trường, nhưng nó cũng cho thấy cam kết nhất quán trong kiểm soát tín dụng. Không có ngoại lệ, các doanh nghiệp ở mọi thị trường đều thể hiện sự quan tâm đặc biệt của họ cho các quy trình quản lý tín dụng, với nhiều đơn vị tìm cách tăng sự tập trung vào việc giảm thiểu rủi ro.

Điều thú vị là, mặc dù triển vọng khá ảm đạm, song hầu hết các doanh nghiệp được khảo sát ở châu Á đều bày tỏ sự lạc quan rằng, hỗ trợ của chính phủ hoặc tài chính ngân hàng sẽ có sẵn để giúp hỗ trợ các ngành công nghiệp và nền kinh tế của họ. Cho dù điều này có thể đúng ở một mức độ nhất định, song kết quả khảo sát PPB của Atradius cũng chỉ ra rằng, nhiều người mua dựa vào tín dụng thương mại từ các nhà cung ứng để tài trợ cho hoạt động của họ và mở rộng hơn nữa bằng cách trì hoãn thanh toán hóa đơn.

Khảo sát này được thực hiện trong tháng 3 năm 2020, ở giai đoạn khi đại dịch Covid-19 mới bùng phát và khủng hoảng kinh tế mới xảy ra. Khảo sát đưa ra một bức tranh quan trọng về niềm tin kinh doanh trong quý 1 năm 2020. Trong tương lai, cuốc khảo sát sắp tới sẽ cung cấp thông tin có giá trị về các hoạt động thanh toán đang phát triển cho khu vực kinh tế quan trọng này.

Cuộc khảo sát PPB năm 2020 cho châu Á được Atradius thực hiện ở Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Singapore, Đài Loan và Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE). Riêng UAE, đây mới là lần đầu tiên nước này xuất hiện trong cuộc khảo sát. Các báo cáo có thể được tải xuống từ trang web của Atradius Hồng Kông tại https://atradius.com.hk/en/publication.

Thông tin về Atradius

Atradius là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo hiểm tín dụng, bảo lãnh và thu nợ toàn cầu, với sự hiện diện chiến lược tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Các sản phẩm bảo hiểm tín dụng, trái phiếu và thu gom do Atradius cung cấp bảo vệ các công ty trên toàn thế giới trước các rủi ro phá sản liên quan đến việc bán hàng hóa và dịch vụ dựa trên tín dụng. Atradius là một đơn vị thành viên của Grupo Catalana Occidente (GCO.MC), một trong những công ty bảo hiểm lớn nhất ở Tây Ban Nha và là một trong những công ty bảo hiểm tín dụng lớn nhất thế giới. Có thể tìm thêm thông tin trực tuyến tại www.atradius.com.hk

Kết nối với Atradius trên các mạng xã hội:

Twitter: https://twitter.com/atradius

LinkedIn: https://linkein.com/company/atradiusasia

YouTube: https://www.youtube.com/user/atradiusgroup.