SINGAPORE – Media OutReach – Một cuộc khảo sát do Hiệp hội Internet (Internet Society), một tổ chức phi lợi nhuận toàn cầu dành riêng cho phát triển mở, phát triển và sử dụng Internet thực hiện cho thấy, gần như tất cả người tiêu dùng (96%) trong khu vực châu Á _ Thái Bình Dương phụ thuộc theo một cách nào đó vào các “Big Tech” (các tập đoàn công nghệ khổng lồ về công nghệ), vào các sản phẩm và dịch vụ của các tập đoàn này cung cấp cho các hoạt động trực tuyến của họ, nhưng cảm thấy không thoải mái với sự phụ thuộc này.

Cuộc khảo sát này có tên là Asia Pacific Internet Policy Insights (tạm dịch các thông tin sâu về chính sách Internet ở châu Á – Thái Bình Dương) năm nay đã khảo sát hơn 1.300 người ở 39 nền kinh tế trong khu vực. Nghiên cứu tập trung vào việc hợp nhất trong nền kinh tế Internet với mục tiêu tìm hiểu ảnh hưởng ngày càng tăng của một số ít tập đoàn thống trị trong thế giới trực tuyến. Cuộc khảo sát cũng đi sâu tìm hiểu cách thức mà chức năng của Internet và tình hình chung về truy cập trực tuyến đang định hình.

Với gần như tất cả (tới 96%) người được hỏi đều nhấn mạnh tới sự phụ thuộc của họ vào các nền tảng công nghệ lớn. Thực tế này rõ ràng cho thấy, những tập đoàn công nghệ lớn nhất đang thống trị những vùng rộng lớn của Internet. Cụ thể, đó là Facebook và Tencent trong các mạng xã hội, Google và Yahoo trong lĩnh vực công cụ tìm kiếm và Amazon và Alibaba trong mảng mua sắm trực tuyến.

Gần một nửa số người được hỏi (47%) cảm thấy rằng, những đại gia này hoàn toàn ảnh hưởng đến cách họ truy cập và sử dụng Internet. Và có tới 95% được hỏi cảm thấy bị ảnh hưởng ít nhiều, chứ không hoàn toàn.

Cuộc khảo sát cũng ghi nhận sự thành công của các nền tảng trực tuyến này có liên quan đến sự thuận tiện và dễ dàng truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ. Người tiêu dùng cũng nhận thức sâu sắc rằng, họ sẽ có một thời gian khó khăn để tìm giải pháp thay thế cho các dịch vụ được cung cấp bởi các tập đoàn khổng lồ này. Chỉ 5 trong số 100 người được hỏi tin rằng, có thể sẽ dễ dàng để tìm một sự thay thế phù hợp. Và chỉ 1/3 trong số những người được khảo sát (34%) cảm thấy rằng, họ hiện có nhiều sự lựa chọn hơn so với cách đây 5 năm.

Người tiêu dùng ở châu Á – Thái Bình Dương muốn có nhiều sự lựa chọn hơn, nhưng e ngại những công ty mới chưa có tên tuổi

Bất chấp sự phụ thuộc hiện tại vào Big Tech, phần lớn người tiêu dùng trong khu vực muốn thấy nhiều sự lựa chọn hơn trên thị trường, với 60% người được khảo sát nhấn mạnh rằng, họ muốn có khả năng chọn sản phẩm và dịch vụ từ nhiều hơn hơn chỉ 5 tập đoàn lớn. Điều này có nghĩa là, họ muốn có thêm sự lựa chọn từ cả các công ty trung bình và nhỏ.

Năm hạng mục lớn nhất mà người tiêu dùng muốn thấy có nhiều lựa chọn hơn là:

  1. Trang web thương mại điện tử
  2. Công cụ tìm kiếm
  3. Nền tảng truyền thông xã hội
  4. Nhà cung cấp email
  5. Ứng dụng nhắn tin

Tuy nhiên, trong khi có thể muốn thấy sự lựa chọn ngày càng tăng, song người tiêu dùng trong khu vực vẫn không tin rằng các lựa chọn thay thế nhỏ hơn là an toàn. Chỉ 16% người được khảo sát cho rằng, có mức độ tin cậy cao hoặc rất cao đối với các công ty nhỏ trên Internet. Điều này so với 53% những người cảm thấy như vậy về các công ty lớn trên Internet.

Cuộc khảo sát Asia Pacific Internet Policy Insights nhận thấy rằng, an ninh đã trở lại hàng đầu một lần nữa với bảo mật và tin tưởng các mối quan tâm chính cho người dùng Internet trong khu vực trong năm thứ ba liên tiếp. Tuy nhiên, ngoài vấn đề bảo mật, người tiêu dùng cũng bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu bảo vệ người tiêu dùng.

Lần đầu tiên kể từ khi cuộc khảo sát này bắt đầu được thực hiện vào năm 2014, người dùng Internet đã coi bảo vệ người tiêu dùng là mối quan tâm hàng đầu trong số 5 mối quan tâm lớn nhất về mặt chính sách công. Trọng tâm mới có thể biểu thị nhận thức ngày càng tăng về nhu cầu quyền lợi của người tiêu dùng cần được giải quyết.

5 mối quan tâm lớn nhất về mặt chính sách công được người tiêu dùng nêu lên gồm:

  • An ninh mạng – 79%
  • Truy cập – 75%
  • Bảo vệ dữ liệu – 73%
  • Quyền riêng tư – 70%
  • Bảo vệ người tiêu dùng – 64%

Ông Rajnesh Singh, Giám đốc khu vực của Internet Society khu vực châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Báo cáo năm nay sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và những người ra quyết định khác trong khu vực hiểu rằng, hợp nhất kỹ thuật số liên quan đến một loạt vấn đề phức tạp. Trong khi mọi người hưởng lợi từ các sản phẩm và dịch vụ của Big Tech, họ rõ ràng lo ngại về các mối đe dọa bảo mật và quyền riêng tư liên quan và họ cũng muốn có nhiều sự lựa chọn hơn. Người dùng Internet trong khu vực mong muốn có nhiều nhà cung cấp dịch vụ hơn, song các nhà hoạch định chính sách cần đảm bảo rằng, các chính sách nhắm đến phát triển nền kinh tế kỹ thuật số không chỉ ưu tiên những đại gia, mà còn cần chú trong quan tâm và nuôi dưỡng các công ty nhỏ và vừa”.

Được biết, vào đầu năm nay, Internet Society cũng đã công bố Báo cáo Internet toàn cầu năm 2019 (the 2019 Global Internet Report) về vấn đề này như một điểm khởi đầu để khám phá liệu nền kinh tế Internet có đang phát triển hay không và nếu có, thì những tác động đến tương lai của truyền thông kỹ thuật số, kết nối và thương mại sẽ là gì.

Thông tin về Internet Society

Được thành lập bởi những người tiên phong trong lĩnh vực Internet, Hiệp hội Internet (Internet Society) là một tổ chức phi lợi nhuận dành riêng để đảm bảo sự phát triển mở và sử dụng Internet. Hoạt động trong một cộng đồng toàn cầu gồm các hội và thành viên, Hiệp hội Internet hợp tác với nhiều nhóm để thúc đẩy các công nghệ giữ cho Internet an toàn và bảo mật và ủng hộ các chính sách cho phép truy cập toàn cầu. Hiệp hội Internet cũng là tổ chức của Lực lượng đặc nhiệm Kỹ thuật Internet (Internet Engineering Task Force – IETF).

Phương pháp luận được sử dụng khi thực hiện cuộc khảo sát:

Có tổng cộng 1.322 cá nhân đến từ 39 nền kinh tế trên khắp châu Á-Thái Bình Dương đã trả lời khảo sát được thực hiện trên Survey Monkey từ ngày 1 tháng 7 đến ngày 31 tháng 7 năm 2019. Cuộc khảo sát được chia thành ba phần chính: bộ câu hỏi đầu tiên nhằm thu hút quan điểm về hợp nhất trong nền kinh tế Internet, trong khi phần thứ hai tìm cách xác định các mối quan tâm chính sách hàng đầu liên quan đến Internet trong khu vực. Phần thứ ba đã giúp xác định hồ sơ của dân số mẫu.

Hơn một nửa số người được hỏi tự nhận là cư trú hoặc có nguồn gốc từ Nam Á (56%), phần còn lại đến từ Đông Nam Á (21%); Australia, New Zealand và Quần đảo Thái Bình Dương (13%); và Đông Á (10%). Những người được hỏi nằm rải rác ở tất cả các nhóm tuổi, nhưng nghiêng về nhân khẩu học trẻ hơn – 15% trong độ tuổi từ 15-24 tuổi; 31% ở độ tuổi 25-34; 31% khác là trong độ tuổi từ 35-44 và 23% còn lại là từ 45 tuổi trở lên. Những người được hỏi phân bố khá đồng đều giữa các nhóm bên liên quan – 25% là với khu vực tư nhân, 22% với giới học thuật, 21% với cộng đồng kỹ thuật, 20% với xã hội dân sự (bao gồm các tổ chức phi chính phủ, truyền thông, cá nhân và sinh viên) và 12 % với chính phủ.