SINGAPORE – Media OutReach – Theo Báo cáo KPMG Pulse of Fintech (tạm dịch: Nhịp đập của Fintech), trong 6 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực công nghệ tài chính (Fintech) Singapore đã huy động được 934 triệu USD, thông qua 84 thương vụ mua bán và sáp nhập (M&A), thu hút vốn tư nhân và vốn đầu tư mạo hiểm, giảm lần lượt 41% từ 1,6 tỷ USD và 117 thương vụ của cùng kỳ năm 2022. Tương tự, Fintech trên toàn cầu cũng rơi vào hoàn cảnh tương tự, với tổng vốn huy động được và số lượng giao dịch giảm, từ 63,2 tỷ USD và 2.885 giao dịch trong nửa cuối năm 2022 xuống còn 52,4 tỷ USD và 2.153 giao dịch trong nửa đầu năm 2023.

Tại Singapore, nguồn tài trợ cho fintech vẫn chưa hồi phục hoàn toàn do sự gia tăng tài trợ vào việc khắc phục hậu quả của đại dịch COVID -19 bắt đầu từ nửa cuối năm 2019. Thực tế này phản ánh hiệu suất nửa đầu năm 2023 là mức thấp nhất trong 3 năm qua, nhưng vẫn cao hơn nhiều so với mức tài trợ trong nửa đầu năm 2019 là 344 triệu USD với 70 giao dịch .

KPMG Singapore: Tài trợ cho fintech trên toàn cầu và Singapore giảm

Tình trạng bất ổn trên thị trường toàn cầu tiếp tục đeo bám các nhà đầu tư, do các yếu tố bao gồm lo ngại về kinh tế vĩ mô toàn cầu (lạm phát cao và lãi suất tăng), căng thẳng địa chính trị và thách thức của lĩnh vực công nghệ (định giá giảm và liên tục thiếu lối thoát). Sự sụp đổ của một số ngân hàng Mỹ vào đầu năm 2023 có thể cũng khiến nhiều nhà đầu tư ở trạng thái nghe ngóng “chờ xem” trong thời gian qua.

Theo Báo cáo Pulse of Fintech của KPMG, trong nửa đầu năm 2023, một số lĩnh vực đã thu hút được khá mạnh nguồn vốn. Trên toàn cầu, các công ty fintech tập trung vào chuỗi cung ứng và logistics đã thu hút được 8,2 tỷ USD trong nửa đầu năm 2023- cao hơn nhiều so với mức kỷ lục 5,5 tỷ USD cuả 6 tháng đầu năm 2019. Công nghệ tài chính xanh cũng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ, với 1,7 tỷ USD được tài trợ trong nửa đầu năm 2023, đã vượt nhẹ so với kết quả 6 tháng năm 2022 (1,5 tỷ USD).

Xét theo khu vực, châu Mỹ chứng kiến ​​nguồn vốn tài trợ cho Fintech tăng – từ 28,9 tỷ USD trong 6 tháng cuối năm 2022 lên 36,1 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2023- cho dù số lượng giao dịch giảm -từ 1.323 xuống 1.011 giao dịch. Ở khu vực châu Âu – Trung Đông và châu Phi nguồn tài trợ cho fintech đã giảm hơn 50%, giảm từ 27,3 tỷ USD trong 963 giao dịch trong 6 tháng cuối năm 2022 xuống còn 11,2 tỷ USD trong 702 giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2023. Tài trợ cho Fintech cũng giảm trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, từ 6,8 tỷ USD cho 583 giao dịch trong 6 tháng cuối năm 2022 xuống còn 5,1 tỷ USD cho 432 giao dịch trong 6 tháng đầu năm 2023.

Trong số 10 thương vụ fintech hàng đầu ở châu Á – Thái Bình Dương trong nửa đầu năm 2023 có (i) 270 triệu USD được huy động bởi công ty dịch vụ tín dụng Kredivo Holdings có trụ sở tại Singapore và (ii) 105 triệu USD được huy động bởi Trusting Social, một công ty tài chính tiêu dùng có trụ sở tại Singapore.

Lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở Singapore thu hút được khoản tài trợ trị giá 129 triệu USD

Trong 6 tháng đầu năm 2023, tại Singapore, AI và máy học đã thu hút được 129 triệu USD trong 6 thương vụ. Trong lĩnh vực thanh toán, Công ty Thunes có trụ sở tại Singapore đã huy động được 60 triệu USD, lớn nhất ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Ông Anton Ruddenklau, Người đứng đầu Bộ phận công nghệ tài chính toàn cầu của KPMG cho biết: “Vẫn còn rất sớm khi nói đến việc áp dụng AI tạo sinh vào các trường hợp sử dụng trong dịch vụ tài chính. Nhưng nhìn về phía trước, đây là một lĩnh vực đang thu hút sự quan tâm và tài trợ rất lớn—đặc biệt là trong các lĩnh vực như an ninh mạng.. Trong 6 tháng tới, chúng ta sẽ bắt đầu nhận thấy sự gia tăng của các nhà đầu tư nắm bắt không gian này khi các tập đoàn có xu hướng muốn tận dụng hiệu quả của AI tạo sinh”.

Ông Judd Caplain, Giám đốc Dịch vụ Tài chính Toàn cầu của KPMG nhận địnht: “Không có gì ngạc nhiên khi thấy nguồn tài trợ cho fintech giảm trong 6 tháng đầu năm 2023, do những cơn gió ngược to lớn đang gây áp lực lên thị trường vào thời điểm hiện tại. Tuy nhiên, trường hợp kinh doanh dài hạn đối với nhiều phân ngành trong fintech vẫn rất mạnh, đặc biệt là đối với các lĩnh vực như thanh toán, công nghệ bảo hiểm (insurtech) và công nghệ quản lý của cải, tài sản (wealthtech). Một khi các điều kiện thị trường bắt đầu ổn định, nguồn vốn có thể sẽ tăng trở lại – nếu không muốn nói là đạt mức kỷ lục như trong 2021”.

Hashtag: #KPMG

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung thông báo này.

Thông tin về KPMG

KPMG toàn cầu gồm các công ty dịch vụ chuyên nghiệp độc lập cung cấp các dịch vụ Kiểm toán, Thuế và Tư vấn. KPMG hoạt động tại 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, với hơn 236.000 đối tác và nhân viên làm việc tại các hãng thành viên trên khắp thế giới. Mỗi công ty KPMG là một thực thể riêng biệt và khác biệt về mặt pháp lý và tự mô tả mình như vậy. KPMG International Limited là một công ty tư nhân của Anh có bảo lãnh. KPMG International Limited và các đơn vị liên quan không cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập kpmg.com.sg