HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC –Media OutReach – Công tác quản trị doanh nghiệp ngày càng nhận được sự chú ý đặc biệt ở Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thếgiới. Trong khi phần lớn các công ty niêm yết cốgắng cải thiện tính minh bạch và trách nhiệm giải trình, thì một báo cáo vừa được Hiện hội quản trị doanh nghiệp châu Á (Asian Corporate Governance Association – ACGA) – một tổ chức phi lợi nhuận công bốcho thấy, có tới 68% nhà đầu tư nước ngoài  nhận thấy  rất khó tiếp cận các doanh nghiệp cổ phiếu A của Trung Quốc. (Cổ phiếu A – A- Share là cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Thượng Hải và sàn chứng khoán Thâm Quyến, định giá bằng đồng nhân dân tệ. A-share chủ yếu dành cho nhà đầu tư Trung Quốc trong nước. Rất ít nhà đầu tư nước ngoài được tham gia mua A-share). Vậy các giải pháp ở đây là gì? Bằng cách nào để các cơ quan chức trách Trung Quốc có thể quản lý các doanh nghiệp niêm yết, nhất là khi những doanh nghiệp nhà nước bị trừng phạt, kỷ luật vì có nhiều sai phạm thì sẽ có ảnh hưởng như thếnào đến các doanh nghiệp nhà nước khác, vốn được coi là ít có kỷ luật hơn các doanh nghiệp thuộc thành phần khác?

Mới đây, Trường Kinh doanh thuộc Đại học Hồng Kông (CUHK) đã công bốmột công trình nghiên cứu có tựa đề: “Punish One, Teach A Hundred: The Sobering Effect of Punishment on the Unpunished” (tạm dịch Trừng phạt một đối tượng, dạy hàng trăm đối tượng: Tác động thức tỉnh của sự trừng phạt đối với những đối tượng chưa bị trừng phạt) với nội dung tập trung đềcập vào một cơ chếquản trị doanh nghiệp khác với thông thường. Công trình đi sâu phân tích vềcách mà các doanh nghiệp bị trừng phạt, bị kỷ luật vì có nhiều sai phạm có ảnh hưởng như thếnào đến các doanh nghiệp nhà nước khác.

Công trình do ông Jin Xie, Phó giáo sư Khoa kếtoán của CUHK chủ trì thực hiện với sự cộng tác của Giáo sư Francesco D’Acunto, thuộc Đại học Boston và Giáo sư Michael Weber, Trường kinh doanh Booth thuộc Đại học Chicago. Công trình nghiên cứu này đã được trao Giải thưởng “Best English Research Paper” tại Hội nghị nghiên cứu Tài chính Trung Quốc được tổ chức vào tháng 7/2018 tại Bắc Kinh.

Nỗi sợ bị “mất mặt”, ảnh hưởng đến uy tín doanh nghiệp ở Trung Quốc

Phó giáo sư Jin Xie nhận xét: “Ở Trung Quốc, các doanh nghiệp nhà nước niêm yết được coi như kém kỷ luật hơn bởi cả cơ chếquản trị nội bộ lẫn cơ chquản trị bên ngoài do có sự ủng hộ mạnh mẽ của Nhà nước, nên  vì thếcác doanh nghiệp này được coi là dạng khó quản lý”.

Công trình nghiên cứu đã giải thích rằng các doanh nghiệp nhà nước niêm yết tỏ ra cách biệt hơn so với các doanh nghiệp tư nhân niêm yết khác từ cơ chếkiểm soát nội bộ và cơ chếkiểm soát từ bên ngoài, như là sự tích cực của các cổ đông, sự theo dõi sát của ban lãnh đạo và việc quản trị thông qua giao dịch cổ phiếu… Nét nổi bật dễ thấy của việc trừng phạt doanh nghiệp nhà nước sẽ ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp nhà nước niêm yết nhiều hơn doanh nghiệp tư nhân niêm yết (bởi các cơ chếquản trị đã hoạt động một cách thường trực ở đối tượng này). Hơn nữa, các nhà quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước thường có xác suất bị kỷ luật ít hơn, nhẹ hơn, bởi Chính phủ Trung Quốc, cổ đông lớn nhất  có thể có tác động theo một cách nào đó đến các cơ quan quản lý. Và vì thếcác cơ quan  này cũng không dễ dàng đưa ra quyết định trừng phạt một cách độc lập, mà thường hay nương tay hơn. Ở đây, các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm một lý thuyết cũ là trừng phạt người sai phạm khác thật nghiêm khắc để làm gương cho những người còn lại. Việc quan sát, theo dõi sự trừng phạt của doanh nghiệp khác sẽ khiến cho các doanh nghiệp  tiềm tàng có thể mắc sai phạm (nằm trong sốdoanh nghiệp nhà nước niêm yết ) phải dè chừng hơn nhiều. Phương pháp tỏ ra là khá hiệu quả để quản trị doanh nghiệp nhà nước niêm yết ở Trung Quốc.

Để phục vụ nghiên cứu, các tác giả của công trình nghiên cứu đã tập hợp thông tin, dữ liệu vềcác doanh nghiệp nhà nước niêm yết Trung Quốc chủ yếu từ cơ sở dữ liệu của China Stock Market and Accounting Research – CSMAR (Nghiên cứu kếtoán và thị trường chứng khoán Trung Quốc) với dữ liệu được thu thập, tổng hợp một cách có hệ thống bắt đầu từ năm 2003. Các nhà nghiên cứu đã tập hợp và phân tích sâu 254 vụ sai phạm vềtài chính, quản lý… của các công ty đại chúng từ năm 1997 đến năm 2014. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một sốnhận xét mang tính phát hiện sau:

Thứ nhất, có tới 43% doanh nghiệp nhà nước ở cùng địa phương với doanh nghiệp bị trừng phạt có xu hướng chấp nhận cấu trúc ban lãnh đạo mang tính độc lập lớn hơn là chức giám đốc điều hành (CEO) kiêm chủ tịch.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước cũng giảm sốtiền bảo lãnh vay/tổng tài sản xuống mức 2,4%. Công trình nghiên cứu cũng phát hiện rằng, vốn vay tín dụng dành cho các doanh nghiệp nhà nước phần lớn có nguồn gốc từ các ngân hàng lớn, chiếm phần lớn khoản nợ khó đòi. Tình trạng tham nhũng vẫn còn là hiện tượng dễ gặp ở các doanh nghiệp nhà nước.

Ông Jin Xie cho biết: “Kết quả của chúng tôi chỉ ra rằng, việc trừng phát những việc làm sai trái, vi phạm pháp luật, đi lệch chuẩn mục đạo đức kinh doanh… của một doanh nghiệp nhà nước có thể loại bỏ hành động tương tự của các doanh nghiệp nhà nước khác, mà không nhất thiết phải theo dõi hay điều tra”.

Công trình nghiên cứu mở ra những cánh cửa cho nhiều câu hỏi đáng được nghiên cứu, điều tra và có câu trả lời trong tương lai.

Tài liệu tham khảo:

D’Acunto, Francesco và Weber, Michael và Xie, Jin, “Punish One, Teach A Hundred: The Sobering Effect of Punishment on the Unpunished” (tạm dịch Trừng phạt một đối tượng, dạy hàng trăm đối tượng: Tác động thức tỉnh của sự trừng phạt đối với những đối tượng chưa bị trừng phạt) (ngày 7/2/2019). Fama-Miller Working Paper; Chicago Booth Research Paper No. 19-06. có tại SSRN: https://ssrn.com/abstract=3330883 hay http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3330883

Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (China Business Knowledge – CBK) bởi CUHK Business School: https://bit.ly/2CsaQcK.

Thông tin vềTrường Kinh doanh thuộc CUHK