SINGAPORE – Media OutReach – Đại học Công nghệ Nanyang Singapore (Nanyang Technological University Singapore – NTU Singapore) và Royal Golden Eagle (RGE), một tập đoàn sản xuất dựa trên nguồn lực toàn cầu vừa khai trương Trung tâm Nghiên cứu Dệt may bền vững RGE-NTU (RGE-NTU SusTex) để tăng tốc đổi mới trong lĩnh vực tái chế vải và chuyển các kết quả nghiên cứu thành các giải pháp thực tế có thể được triển khai ở các môi trường đô thị như Singapore.

Có tổng vốn đầu tư 6 triệu dollar Singapore, Trung tâm nghiên cứu này được đặt tại Trường Khoa học vật liệu và Kỹ thuật thuộc NTU, đã được chính thức khai trương vào ngày 5/8 vừa qua trước sự cpos mặt của bà Grace Fu, Bộ trưởng Bộ Môi trường và Bền vững Singapore.

Các nhà nghiên cứu tại trung tâm nghiên cứu chung này sẽ tập trung vào các lĩnh vực như hàng dệt bền vững và thân thiện với môi trường thế hệ tiếp theo, và tái chế chất thải dệt thành sợi. Mục đích là để nghiên cứu về mặt hóa học của các vật liệu dệt khác nhau và xác định các quy trình và kỹ thuật tối ưu cần thiết để đưa chúng ta đến gần hơn với nền kinh tế dệt tuần hoàn. Điều này hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn Không chất thải của Singapore, cũng như Kế hoạch Xanh năm 2030 của Singapore.

Trung tâm mới ra đời vào thời điểm ước tính có khoảng 92 triệu tấn chất thải dệt được tạo ra trên toàn cầu mỗi năm [Nguồn: Why clothes are so hard to recycle, BBC, 13 Jul 20201: Tại sao quần áo rất khó tái chế, BBC, ngày 13 tháng 7 năm 2020]. Chỉ 12% vật liệu được sử dụng cho quần áo được tái chế. Bản thân ngành dệt may là nguyên nhân gây ra 10% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu [Nguồn: The impact of textile production and waste on the environment, European Parliament News, 26 Apr 2022: Tác động của sản xuất dệt may và chất thải đối với môi trường, Tin tức Nghị viện Châu Âu, ngày 26 tháng 4 năm 2022] – nhiều hơn cả mức phát thải của các chuyến bay quốc tế và vận tải biển cộng lại.

Giáo sư Subra Suresh, Chủ tịch của NTU cho biết: “Mục tiêu của Trung tâm Nghiên cứu Dệt may bền vững RGE-NTU (RGE-NTU SusTex) rất phù hợp với tầm nhìn không chất thải của Singapore nhằm xây dựng một quốc gia bền vững, tiết kiệm tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mối quan hệ đối tác này giữa NTU và RGE dựa trên kinh nghiệm trong ngành của RGE với tư cách là một tập đoàn tầm cỡ toàn cầu sản xuất dựa trên tài nguyên và tận dụng tài sản trí tuệ của NTU trong lĩnh vực vật liệu và hóa học môi trường”.

Ông Perry Lim, Giám đốc điều hành của RGE, phát biểu: “Chúng tôi muốn đóng góp vào nơi chúng tôi có thể đạt được tác động lớn nhất. Nhiều quốc gia đang cấm nhập khẩu chất thải bao gồm cả chất thải dệt may. Tuy nhiên, các công nghệ tái chế hàng dệt hiện nay, dựa trên quy trình tẩy và tách hóa chất nặng, không thể được thực hiện ở các môi trường đô thị như Singapore. Đây là nơi RGE có thể giúp đỡ, dựa trên 20 năm kinh nghiệm của mình trong sản xuất sợi visco, cung cấp 6 triệu dollar Singapore tài trợ để thành lập trung tâm nghiên cứu và tài trợ cho công việc của nó”.

Ông Perry Lim cho biết thêm: “Chuyên môn về nghiên cứu và phát triển (R&D) toàn cầu của chúng tôi với tư cách là nhà sản xuất viscose lớn nhất thế giới; và có khả năng mở rộng quy mô các đổi mới và giải pháp khả thi trong các hoạt động toàn cầu của chúng tôi. Được hỗ trợ bởi hệ sinh thái nghiên cứu mạnh mẽ của Singapore và tận dụng năng lực kỹ thuật của NTU, chúng tôi mong muốn thúc đẩy sự đổi mới và phát triển ưu tiên hàng đầu giải pháp tái chế dệt phù hợp với đô thị”.

Ông Dino Tan, Phó Chủ tịch cấp cao của Ủy ban Phát triển Kinh tế Singapore (Economic Development Board – EDB), nhận định “Việc rkhai trương thành công Trung tâm Nghiên cứu Dệt may bền vững RGE-NTU là minh chứng cho nỗ lực của EDB trong việc kết nối các công ty với các viện nghiên cứu của Singapore. Chúng tôi tin tưởng rằng, bằng cách kết hợp chuyên môn sản xuất của RGE với khả năng nghiên cứu của NTU, trung tâm nghiên cứu mới sẽ đại diện cho một bước tiến quan trọng nhằm đáp ứng các mục tiêu sản xuất bền vững của Singapore. Chúng tôi mong muốn củng cố thêm nhiều mối quan hệ đối tác như vậy, để hỗ trợ phát triển các giải pháp và công nghệ xanh sáng tạo có thể mở rộng ở Singapore và trong khu vực”.

Trung tâm nghiên cứu chung là một phần trong tham vọng và nỗ lực của NTU nhằm giảm thiểu tác động đối với môi trường theo kế hoạch chiến lược NTU 2025 và được xây dựng dựa trên cam kết bền vững của RGE, một phần trong đó là khám phá cách thức chất thải cũng có thể được sử dụng như một nguồn tài nguyên để tạo ra vật liệu mới.

Thúc đẩy nghiên cứu có tác động cao thông qua hợp tác liên ngành

Trung tâm Nghiên cứu Dệt may bền vững RGE-NTU (RGE-NTU SusTex) thúc đẩy sự nhấn mạnh của NTU vào sự hợp tác liên ngành để đẩy mạnh nghiên cứu có tác động cao và đưa những ý tưởng sáng tạo từ phòng thí nghiệm ra thế giới thực. Trung tâm cũng được xây dựng dựa trên bề dày kinh nghiệm trong ngành và khả năng sản xuất mạnh mẽ của RGE. EDB gieo mầm mối quan hệ giữa NTU và RGE khi ý tưởng về một trung tâm tái chế hàng dệt phù hợp với đô thị lần đầu tiên được thai nghén và phát triển vào năm ngoái.

Trung tâm nghiên cứu chung sẽ dựa vào chuyên môn của các nhà khoa học NTU đến từ Trường Khoa học và Kỹ thuật vật liệu và Trường Kỹ thuật hóa học và Y sinh.

Trung tâm sẽ tập trung vào 4 lĩnh vực nghiên cứu sau:

Các phương pháp tái chế sạch hơn và tiết kiệm năng lượng hơn: xem xét các cách tái chế hàng dệt xanh hơn, tập trung vào các loại vải làm từ cellulose bao gồm rayon, visco và bông, giảm thiểu sự xuống cấp của các đặc tính của vải và tái chế chất thải dệt thành sợi;

Phân loại tự động chất thải dệt: sử dụng việc kết hợp các kỹ thuật quang phổ tiên tiến và khả năng học máy để xác định và phân loại chất thải dệt dựa trên thành phần sợi, đồng thời phát triển một hệ thống tự động để loại bỏ các phụ kiện như khóa kéo, khuy và nút;

Loại bỏ thuốc nhuộm theo cách thân thiện với môi trường: phát triển các phương pháp thân thiện với môi trường để loại bỏ thuốc nhuộm khỏi chất thải dệt bằng cách sử dụng ít hoặc không có hóa chất clo hóa và tạo ra các chất thay thế thuốc nhuộm xanh hơn và có thể phân hủy sinh học;

Hàng dệt mới: tìm cách sử dụng sản phẩm thay thế cho các sản phẩm phụ dệt và phát triển một thế hệ hàng dệt mới thông minh và thân thiện với môi trường với các thuộc tính như không nhạy cảm với độ ẩm, độ dẫn điện và phản xạ bức xạ hồng ngoại / tia cực tím.

Đứng đầu trung tâm nghiên cứu chung trong các dự án nghiên cứu này là Giáo sư Hu Xiao đến từ Trường Khoa học vật liệu và Kỹ thuật, thuộc NTU, đồng thời là Giám đốc Trung tâm Hóa học và Vật liệu môi trường của Viện Nghiên cứu nước & Môi trường Nanyang, thuộc NTU.

Cùng với việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Dệt may bền vững RGE-NTU (RGE-NTU SusTex), RGE có kế hoạch xây dựng một nhà máy thí điểm tái chế hàng dệt may có lượng phát thải carbon thấp, lượng khí thải hóa học thấp và tiết kiệm năng lượng tại Singapore. Các giải pháp tái chế hàng dệt bền vững mới được Trung tâm phát triển dự kiến ​​sẽ được thử nghiệm tại nhà máy thí điểm này.

Hashtag: #NTUSingapore#RGE

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (Nanyang Technological University, Singapore)

Là trường đại học công lập chuyên sâu về nghiên cứu, Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore (NTU Singapore) có 33.000 sinh viên đại học và sau đại học trong các ngành Kỹ thuật, Kinh doanh, Khoa học, Y học, Nghệ thuật, Khoa học xã hội và Nhân văn.

NTU cũng là nơi có các viện tự trị nổi tiếng thế giới gồm Viện Giáo dục Quốc gia, Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam, Đài quan sát Trái đất của Singapore và Trung tâm Kỹ thuật Khoa học sự sống – Môi trường Singapore – và nhiều trung tâm nghiên cứu hàng đầu khác như Viện Nghiên cứu Môi trường & Nước Nanyang (Nanyang Environment & Water Research Institute – NEWRI) và Viện Nghiên cứu năng lượng @ NTU (ERI @ N).

Theo tầm nhìn của NTU Smart Campus, NTU khai thác sức mạnh của công nghệ kỹ thuật số và các giải pháp hỗ trợ công nghệ để hỗ trợ trải nghiệm học tập và sống tốt hơn, khám phá kiến ​​thức mới và tính bền vững của các nguồn tài nguyên.

Được xếp hạng trong số các trường đại học hàng đầu thế giới, khuôn viên chính của NTU trường cũng thường xuyên được xếp vào danh sách đẹp nhất thế giới. Được biết đến với tính bền vững, hơn 95% các dự án xây dựng của trường được chứng nhận Green Mark Platinum. Ngoài cơ sở chính, NTU còn có cơ sở y tế ở Novena, khu chăm sóc sức khỏe của Singapore.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập  www.ntu.edu.sg

Thông tin về RGE

Có trụ sở chính tại Singapore, RGE Pte Ltd là một nhóm các công ty sản xuất dựa trên tài nguyên với các hoạt động toàn cầu. RGE sản xuất sợi tự nhiên bền vững, dầu ăn, bao bì xanh và khí tự nhiên sạch được sử dụng để tạo ra các sản phẩm cung cấp thức ăn, quần áo và tiếp thêm năng lượng cho thế giới. RGE giúp cải thiện cuộc sống của hàng tỷ người thông qua các sản phẩm bền vững mà họ sử dụng hàng ngày. Được thành lập vào năm 1973, với tổng tài sản hơn 25 tỷ USD và 60.000 nhân viên làm việc tại Indonesia, Trung Quốc, Brazil, Tây Ban Nha, Canada…, RGE đang tạo ra một tương lai có thể tái chế, phân hủy sinh học và lượng carbon thấp hơn

Với cam kết phát triển bền vững làm nền tảng cho hoạt động của mình, RGE cố gắng hướng tới những gì tốt cho cộng đồng, tốt cho đất nước, tốt cho khí hậu, tốt cho khách hàng và tốt cho công ty.

www.rgei.com