SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 8 tháng 9 năm 2023 – Quỹ Tanoto (Tanoto Foundation) công bố trao 1 triệu dollar Singapore (SGD) cho Trung tâm Mắt Quốc gia Singapore (Singapore National Eye Centre – SNEC) để hỗ trợ chương trình nghiên cứu kéo dài 3 năm về liệu pháp gen nhằm chống lại chứng thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (age-related macular degeneration: AMD), một căn bệnh về mắt mãn tính, không thể phục hồi ảnh hưởng đến 200 triệu người trên toàn thế giới. Do dân số già đi và tuổi thọ dài hơn, con số này dự kiến sẽ tăng lên 240 triệu người vào năm 2030

Chứng thoái hóa điểm vàng liên quan đến tuổi tác (AMD) có thể dẫn đến tình trạng mất thị lực do tổn thương điểm vàng hoặc phần trung tâm của võng mạc và là nguyên nhân chính gây mù lòa ở những người trên 50 tuổi. Tình trạng này phổ biến hơn ở các quốc gia có dân số già, chẳng hạn như Singapore, nơi có khoảng 1/4 công dân sẽ trên 65 tuổi vào năm 2030.

Có hai dạng AMD, sớm và muộn. Dạng AMD ban đầu không đe dọa thị lực ngay lập tức nhưng dạng AMD tân mạch muộn (neovascularAMD- nAMD), trong đó các mạch máu phát triển bất thường có thể dẫn đến chảy máu hoặc sưng tấy, là nguyên nhân gây ra 90% trường hợp mù lòa trong các trường hợp AMD. Tại Singapore, tỷ lệ mắc bệnh AMD được ước tính là khoảng 5,1% (tức là cứ 100 người thì có 5 ngườ imắc bệnh) đối với bệnh AMD giai đoạn đầu và cứ 200 người thì có 1 người mắc bệnh AMD, ở độ tuổi trên 40.

Chương trình nghiên cứu sẽ được tài trợ bởi Quỹ Tanoto và dẫn đầu bởi các nhà khoa học đến từ SNEC và Viện Nghiên cứu Mắt Singapore (Singapore Eye Research Institute – SERI), sẽ tập trung vào việc phát triển các liệu pháp gen mới để giải quyết AMD. Liệu pháp gen được định nghĩa rộng rãi là một kỹ thuật trị liệu nhằm sửa đổi gen của bệnh nhân để điều trị hoặc chữa khỏi bệnh. Điều này có thể hoạt động bằng cách thay thế hoặc vô hiệu hóa các gen khiếm khuyết.

Bà Imelda Tanoto, Thành viên Hội đồng Quản trị của Quỹ Tanoto, cho biết: “Chúng tôi nhận thấy rằng ở tuổi già, thị lực là yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Với cam kết lâu dài hỗ trợ nghiên cứu y tế, đặc biệt là ở khu vực châu Á – vốn phổ biến về các loại bbệnh tật, chúng tôi cũng tận dụng hệ sinh thái nghiên cứu và chăm sóc sức khỏe chất lượng của Singapore để xây dựng các mối quan hệ đối tác có ý nghĩa và thử nghiệm các cải tiến y tế có thể mở rộng trong khu vực. Sự hợp tác của chúng tôi với SNEC để thúc đẩy nghiên cứu liệu pháp gen là một ví dụ cụ thể”.

Kể từ năm 2009 đến nay, Quỹ Tanoto đã đóng góp hơn 20 triệu SGD cho việc nghiên cứu và triển khai các phương pháp điều trị khác nhau cho các vấn đề liên quan đến bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường.

Giáo sư Aung Tin, Giám đốc điều hành (CEO) của SNEC, phát biểu: “Chúng tôi rất biết ơn sự hỗ trợ từ Quỹ Tanoto trong việc thúc đẩy nghiên cứu sử dụng liệu pháp gen để giải quyết AMD. Tình trạng này là nguyên nhân chính gây mất thị lực, dẫn đến chi phí y tế và kinh tế một cách đáng kể. Số lượng cá nhân bị ảnh hưởng bởi AMD đang tăng nhanh, một phần do dân số già đi. Sự hỗ trợ từ Quỹ Tanoto sẽ giúp chúng tôi nghiên cứu để tìm ra các liệu pháp gen mới đầy hứa hẹn, giúp bệnh nhân có thể hồi phục và có thể giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của họ”.

Các phương pháp điều trị hiện nay là tiêm thường xuyên suốt đời các chất chống yếu tố tăng trưởng nội mô mạch máu (vascular endothelial growth factor – VEGF) vào mắt, được thực hiện trung bình khoảng hai đến ba tháng một lần. Gánh nặng chăm sóc sức khỏe tổng thể ở Mỹ đối với AMD ước tính là 4,6 tỷ USD. Gánh nặng này cũng có thể so sánh với các quốc gia phát triển khác như Singapore.

Bằng cách đưa một gen mới vào cơ thể để kích hoạt các tế bào của chính nó tạo ra các tác nhân trị liệu, chương trình nghiên cứu liệu pháp gen này có thể làm giảm đáng kể số lần tiêm mà bệnh nhân có thể cần để chống lại AMD vì phương pháp điều trị này sẽ kéo dài. Nếu nghiên cứu được chứng minh là thành công, nó có khả năng được mở rộng sang các bệnh võng mạc khác như bệnh võng mạc tiểu đường và tắc mạch võng mạc.

Nhóm nghiên cứu bao gồm các bác sĩ lâm sàng và nhà khoa học đến từ SNEC/SERI, Viện gen của Cơ quan Khoa học, Công nghệ và Nghiên cứu (the Agency for Science, Technology and Research – A*STAR) Singapore và Trung tâm Nghiên cứu Thị giác thuộc Trường Y Duke-NUS. Sự hợp tác giữa các bác sĩ-nhà khoa học lâm sàng này là minh chứng cho những nỗ lực hợp tác mạnh mẽ đang diễn ra nhằm sớm triển khai các liệu pháp mới từ phòng thí nghiệm sang giường bệnh.

Hashtag: #TanotoFoundation

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Quỹ Tanoto (Tanoto Foundation)

Quỹ Tanoto là một tổ chức từ thiện độc lập được ông bà Sukanto Tanoto và Tinah Bingei Tanoto thành lập vào năm 1981 dựa trên niềm tin rằng mỗi người đều có cơ hội phát huy hết tiềm năng của mình. Các chương trình của Quỹ Tanoto xuất phát từ niềm tin rằng, giáo dục chất lượng sẽ thúc đẩy cơ hội bình đẳng. Quỹ Tanoto khai thác sức mạnh biến đổi của giáo dục để phát huy hết tiềm năng của con người và cải thiện cuộc sống. Quỹ Tanoto tập trung vào việc tạo ra tác động trong ba lĩnh vực chính: cải thiện môi trường học tập, phát triển nhà lãnh đạo tương lai cũng như nghiên cứu và khoa học y tế, sức khoẻ.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.tanotofoundation.org/en/.