ĐẶC KHU HÀNH CHÍNH HỒNG KÔNG – Media OutReach – Ngày 19 tháng 8 năm 2021 – Là một trong những công ty khởi nghiệp (start-up) tiên phong về công nghệ y tế (HealthTech) nhằm số hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe của Indonesia, Zi.Care đặt mục tiêu giảm bớt các vấn đề đang tồn tại trong hệ thống chăm sóc sức khỏe. Sự thiếu hụt nghiêm trọng về nguồn lực y tế ở Indonesia làm phát sinh thêm nhiều vấn đề về chăm sóc sức khỏe, có nguy cơ làm tê liệt toàn bộ hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia. Thời gian người bệnh chờ khám bệnh trung bình tại các bệnh viện công ít nhất là 2 giờ, nên điều này cho thấy sự kém hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe Indonesia. Hồ sơ y tế thiếu tính khả thi và thiếu chính xác, thời gian chờ đợi lâu và quy trình thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà phản ánh sự bất cập, bất bình đẳng trong việc tiếp cận dịch vụ y tế ở nước này.
Zi.Care đặt mục tiêu vươn lên dẫn đầu thị trường start-up công nghệ y tế của Indonesia, đóng vai trò như một giải pháp đơn giản để nhắm đến các nhu cầu chăm sóc sức khỏe cấp bách của Indonesia. Thông qua việc áp dụng Hồ sơ y tế điện tử (Electronic Medical Records – EMR) dựa trên đám mây và Hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic Health Records – EHR), Zi.Care hy vọng sẽ số hóa tất cả các hệ thống thông tin y tế (quản lý hành chính, hỗ trợ lâm sàng và giải quyết các yêu cầu, khiếu nại), trong khi phát triển ứng dụng hồ sơ sức khỏe cá nhân của bệnh nhân và hộ chiếu sức khỏe. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp lý hóa công tác chăm sóc sức khỏe lấy bệnh nhân làm trung tâm và cải thiện việc quản lý bệnh viện và nâng cao trải nghiệm của các yêu cầu bảo hiểm y tế bằng kỹ thuật số.
Được thành lập cách đây hơn 4 năm, Zi.Care được dẫn dắt bởi 3 người đồng sáng lập là các ông Jessy Abdurrahman, Sanjaya I Mayluddin và Jodi P. Susanto. Ông Jessy Abdurrahman, Giám đốc điều hành (CEO) của Zi.Care có hơn 10 năm kinh nghiệm thiết kế Hệ thống thông tin bệnh viện (Hospital Information System – HIS) cho 3 bệnh viện lớn nhất ở Indonesia (RSUP Fatmawati, RSCM và RSUP Persahabatan); ông Sanjaya I Mayluddin, Giám đốc thiết kế công nghệ thông tin đã phát triển hệ thống cho các tập đoàn nổi tiếng như Nokia và Pertamina Hulu Energi trong hơn 15 năm; và ông Jodi P. Susanto, Giám đốc phụ trách chiến lược có hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thị trường vốn và các vị trí tư vấn tài chính trong nhiều ngành và công ty khác nhau, bao gồm các ngân hàng BDO, Mandiri và DBS.
Zi. Care hiện đang áp dụng hai mô hình kinh doanh Doanh nghiệp với Doanh nghiệp (Business to Business: B2B) và Doanh nghiệp với Doanh nghiệp với Khách hàng (Business to Business to Customers: B2B2C), để đáp ứng tất cả các phân khúc, không phân biệt đẳng cấp. Các mô hình như vậy mang lại sự linh hoạt cao hơn trong các lựa chọn giá cả, phù hợp với mục tiêu cuối cùng của Zi. Care trong việc giúp tất cả mọi người có thể tiếp cận dịch vụ của mình.
Zi. Care vừa kết thúc vòng hạt giống huy động vốn của mình (được hỗ trợ bởi Iterative VC – quỹ đầu tư mạo hiểm Đông Nam Á; TMI – chi nhánh đầu tư của doanh nghiệp nhà nước thông qua Chương trình tăng tốc doanh nghiệp Telkomsel có tên là Tinc; và Choco Up – một trong những nền tảng tài trợ dựa trên doanh thu lớn nhất châu Á), với số tiền hơn 500.000 USD. Công nghệ và sản phẩm của Zi.Care đã thu hút nhiều chuyên gia cấp cao hàng đầu trong ngành, tham gia vào Ban cố vấn của công ty.
Thành phần Ban cố vấn của Zi.Care gồm ông JS Chong, Chủ tịch kiêm CEO của Stratez Venture, người có hơn 34 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và đầu tư mạo hiểm; ông Wiji Rahayu, cựu chuyên viên ngân hàng đầu tư và người sáng lập Công ty đầu tư vốn tư nhân Sentra Investa Prima (có trụ sở tại Indonesia, chuyên đầu tư vào nhiều start-up mới nổi ở Indonesia); và Giáo sư Budi Wiweko, đến từ Đại học Indonesia và Phó chủ tịch Viện Nghiên cứu y khoa Indonesia (Indonesian Medical Research Institute – IMERI) đã nghiên cứu nhiều năm về việc áp dụng Hồ sơ y tế điện tử (EMR).
Theo ông Jodi P. Susanto, Đồng sáng lập kiêm Giám đốc phụ trách chiến lược của Zi.Care, đại dịch COVID-19 đã làm nổi bật nhu cầu ngày càng tăng của các cơ sở chăm sóc sức khỏe để số hóa các quy trình của họ. Zi.Care đã tích cực tham gia vào nhóm phản ứng với đại dịch COVID-19 thông qua chương trình trách nhiệm xã hội (CSR) của mình. Thông qua Zi.Care, các bác sĩ tư nhân, dịch vụ tư vấn y tế từ xa, bệnh viện và phòng khám hiện có thể tận dụng tốt hơn công nghệ, đưa dữ liệu y tế lên cấp độ cao và tạo điều kiện truy cập thông qua Trao đổi thông tin y tế với các bên liên quan khác nhau.
Ông Jodi P. Susanto cho biết thêm: “Chúng tôi cam kết hỗ trợ việc thích ứng với Hồ sơ y tế điện tử (EMR) và số hóa các cơ sở chăm sóc sức khỏe ở Indonesia, để bệnh nhân có thể tiếp cận các dịch vụ tốt hơn và nhanh hơn thông qua nền tảng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ luôn hỗ trợ Chính phủ để cho phép nhân viên y tế của mình tiếp cận nhiều bệnh nhân hơn thông qua ứng dụng Sehatpedia hợp tác với Bộ Y tế”.
Thật vậy, đại dịch COVID-19 đã khiến Indonesia, quốc gia đông dân thứ 4 thế giới, trở thành tâm chấn chính của đại dịch, với hơn 3,5 triệu trường hợp bị mắc dịch cho đến nay. Zi.Care đóng vai trò như một giải pháp khả thi trong việc giảm thiểu sự kém hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia. Với sự thiếu hiệu quả của hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại và nhu cầu ngày càng tăng đối với các dịch vụ y tế ứng phó với đại dịch COVID-19, công nghệ của Zi.Care sẽ là cầu nối trong việc giảm thiểu áp lực đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe của Indonesia.
Thông tin về Zi.Care
Được thành lập vào năm 2017, Zi.Care có mục tiêu làm giảm bớt sự kém hiệu quả trong hệ thống chăm sóc sức khỏe hiện tại ở Indonesia. Với chuyên môn về công nghệ chăm sóc sức khỏe, Zi.Care nhằm mục đích cung cấp trải nghiệm chăm sóc sức khỏe độc đáo cho tất cả người dùng của mình để cách mạng hóa lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
https://zicare.id
#Zi.Care
Recent Comments