SINGAPORE – Media OutReach – Ngày 12 tháng 10 năm 2023 – Cuộc khảo sát mới về người mua sắm trực tuyến có tiêu đề “Global Online Shopper Survey 2023” (tạm dịch: “Khảo sát người mua hàng trực tuyến toàn cầu năm 2023”) của DHL eCommerce đã phát hiện ra rằng, có tới 94% người mua hàng thương mại điện tử ở châu Á – Thái Bình Dương sẽ từ bỏ giỏ hàng nếu họ không được cung cấp các tùy chọn giao hàng ưa thích. Các tùy chọn bao gồm các địa điểm giao hàng khác nhau, khả năng chuyển hướng lô hàng hoặc thay đổi ngày giao hàng.

Gần 1/5 người mua hàng ở châu Á – Thái Bình Dương thường xuyên bỏ giỏ hàng và thực tế này nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc cung cấp các lựa chọn giao hàng linh hoạt.

Infographic - DHL eCommerce Online Shopper Survey_Asia Pacific_page-0001.jpg

Được DHL eCommerce ủy quyền, khảo sát nghiên cứu này xem xét hành vi mua sắm của 11.500 khách hàng thương mại điện tử đến từ 13 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan. Những người tham gia khảo sát đã trả lời các câu hỏi về thái độ của họ đối với việc mua sắm, giao hàng và trả lại hàng xuyên biên giới cũng như tính bền vững. Nghiên cứu nhằm mục đích cung cấp những hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực thương mại điện tử quốc tế, kỳ vọng của người tiêu dùng đối với các doanh nghiệp thương mại điện tử và nhà cung cấp dịch vụ giao hàng.

Người mua hàng trực tuyến ở châu Á – Thái Bình Dương muốn có các lựa chọn vận chuyển linh hoạt

Khả năng hiển thị hành trình của lô hàng từ khi mua đến khi giao hàng là rất quan trọng đối với người mua hàng trực tuyến ở châu Á – Thái Bình Dương. Gần 82% bày tỏ mong muốn được theo dõi từ đầu đến cuối tất cả các lô hàng của họ, bất kể giá trị hay nguồn gốc. Ngoài ra, trong khi hầu hết vẫn thích giao hàng tận nhà, thì khoảng 18% muốn có các lựa chọn giao hàng khác. Điều này đặc biệt rõ ràng ở Trung Quốc với 45% người được hỏi thích lựa chọn gửi bưu kiện của họ cho hàng xóm hoặc nơi an toàn khác, tủ đựng bưu kiện hoặc cửa hàng bưu kiện.

Khoảng một nửa số người tham gia khảo sát trong khu vực cũng cho biết, họ cảm thấy thất vọng khi thời gian giao hàng kéo dài (53%) và chi phí cao (52%) mỗi khi họ mua sắm trực tuyến. Những con số này cao hơn một chút so với mức trung bình toàn cầu lần lượt là 45% và 52%. Để cải thiện tình hình, cứ hai người được hỏi ở châu Á – Thái Bình Dương thì có một người cho biết họ muốn giao hàng nhanh hơn. Ngoài ra, 65% số người được hỏi thích giao hàng miễn phí, trong khi 41% mong đợi được trả lại hàng miễn phí.

Ông Pablo Ciano, Giám đốc điều hành (CEO) của DHL eCommerce cho biết: “Hành vi mua sắm trực tuyến của mọi người đang thay đổi. Khi mua sắm trực tuyến nhiều hơn trong nước và quốc tế, họ có nhiều lựa chọn hơn và muốn có cảm giác kiểm soát việc mua hàng của mình. Giờ đây, thậm chí họ còn có kỳ vọng cao hơn đối với các công ty thương mại điện tử cũng như các công ty giao hàng. Cuộc khảo sát này trang bị cho chúng tôi những hiểu biết sâu sắc để chúng tôi có thể xác định chính xác những thiếu sót ở đâu nhằm cung cấp các giải pháp hiện tại và có giá trị hơn cho khách hàng”.

Xu hướng mua sắm xuyên biên giới

Khi thương mại điện tử xuyên biên giới tiếp tục phát triển, người tiêu dùng ngày càng cởi mở hơn trong việc mua hàng từ các nhà bán lẻ quốc tế. Cuộc khảo sát cho thấy, có khoảng 52% người tiêu dùng châu Á – Thái Bình Dương thường xuyên mua hàng từ nước ngoài. Người Trung Quốc và người Thái mua sắm quốc tế thường xuyên nhất, với 20% người Trung Quốc và 23% người Thái mua sắm ít nhất một lần mỗi ngày.

Những người tham gia khảo sát ở châu Á – Thái Bình Dương đã bình chọn sản phẩm có chất lượng tốt hơn (44%) là lý do hàng đầu để mua hàng xuyên biên giới, tiếp theo là do thiếu sản phẩm hoặc thương hiệu ở quốc gia của họ (43%). Mặt khác, rào cản mua sắm xuyên biên giới đối với người mua hàng trực tuyến ở châu Á -Thái Bình Dương là thời gian giao hàng lâu (55%) và lo ngại gian lận (49%). Điều này có nghĩa là các nhà bán lẻ trực tuyến và nhà cung cấp dịch vụ giao hàng cần có khả năng mang lại cho người mua hàng niềm tin rằng, giao dịch mua hàng của họ sẽ đến nơi an toàn và nhanh chóng.

Chuyển sang mạng xã hội để mua sắm

Châu Á -Thái Bình Dương đang nhận thấy sự quan tâm ngày càng tăng đối với thương mại truyền thông xã hội. Hiện tại, trung bình 48% người mua sắm trực tuyến ở Australia, Ấn Độ, Malaysia và Thái Lan đã mua hàng từ Facebook. Tuy nhiên, TikTok phổ biến hơn ở Malaysia và Thái Lan, nơi lần lượt 57% và 52% cho biết họ đang sử dụng nền tảng này. Ở Trung Quốc, Douyin và WeChat được ưa chuộng hơn, với 70% người mua hàng trực tuyến mua sắm trên Douyin và 47% trên WeChat.

Xu hướng này được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả dân số Gen Z lớn trong khu vực. Đến năm 2025, người tiêu dùng Gen Z (sinh từ năm 1996 đến 2012) dự kiến ​​sẽ chiếm 1/4 dân số khu vực. Phân khúc người tiêu dùng này tích cực tiêu thụ nội dung trên các nền tảng truyền thông xã hội, khiến nó trở thành kênh theo dõi các doanh nghiệp khai thác để bán hàng xuyên biên giới. Yếu tố khác là sự thâm nhập mạnh mẽ của điện thoại thông minh (smartphone) vào khu vực có tỷ lệ sử dụng là 76% vào năm 2022, dẫn đến 78% người tiêu dùng mua sắm bằng điện thoại thông minh của họ.

Tính bền vững có tầm quan trọng đối với người tiêu dùng

Các giải pháp giao hàng bền vững và thân thiện với môi trường ngày càng nổi bật trong việc cân nhắc mua sắm của người tiêu dùng, với 77% số người được hỏi trong khu vực nói như vậy – vượt qua mức trung bình toàn cầu là 71%. Hơn nữa, người tham gia khảo sát từ Ấn Độ (92%) và Thái Lan (87%) nằm trong số ba quốc gia hàng đầu quan tâm đến tính bền vững khi mua sắm trực tuyến, chỉ sau Nigeria (96%).

Hơn 1/3 (38,8%) người mua sắm trực tuyến trong khu vực cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho bao bì bền vững so với mức trung bình toàn cầu là 28%. Tương tự, 38% cũng sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho lựa chọn giao hàng xanh hơn. Những quan sát này nhấn mạnh đến sự cần thiết của các nhà bán lẻ thương mại điện tử trong việc kết hợp tính bền vững vào các sản phẩm của họ hoặc hợp tác với các nhà cung cấp dịch vụ giao hàng bền vững.

Khảo sát người mua hàng trực tuyến của DHL năm 2023 hiện có sẵn để tải xuống miễn phí tại 2023 Online Shopper Survey (Khảo sát người mua hàng trực tuyến năm 2023).

Hashtag: #DHLeCommerce #OnlineShopperSurvey #Ecommerce

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về DHL

DHL là thương hiệu lớn toàn cầu trong lĩnh vực logistics. DHL có danh mục dịch vụ khổng lồ từ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện trong nước và quốc tế; chuyển giao hàng theo kênh thương mại điện tử, vận chuyển hàng nhanh bằng đường bộ, đường biển, đường hàng không cho đến việc quản lý chuỗi cung ứng công nghiệp. Không chỉ có vậy, với việc cung cấp các giải pháp chuyên sâu, chuyên ngành cho các thị trường phát triển, các ngành công nghiệp, bao gồm công nghệ, y tế, sinh học, năng lượng, ô tô và bán lẻ cộng với truyền thống là doanh nghiệp đi đầu trong việc thực thi trách nhiệm đóng góp cho cộng đồng và có mặt tại rất nhiều thị trường đang phát triển, DHL được đánh giá là doanh nghiệp logistics dành cho cả thế giới.

Với hơn 395.000 nhân viên đang làm việc tại hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ, DHL kết nối mọi người dân và doanh nghiệp một cách rất an toàn và đáng tin cậy. DHL là một đơn vị thành viên của Deutsche Post DHL Group (với doanh thu năm 2022 đạt hơn 94 tỷ euro). Deutsche Post DHL Group đặt mục tiêu đạt được việc phát thải khí carbon từ các hoạt động logistics ra không khí sẽ bằng 0 vào năm 2050.