SINGAPORE – Media OutReach – Các tổ chức bệnh nhân, chuyên gia y tế, học viện, đối tác doanh nghiệp và nhóm chuyên gia tư vấn sức khỏe toàn cầu đã cùng nhau ra mắt Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Cardiovascular Disease Alliance: APAC CVD Alliance), một liên minh đa ngành cam kết cải thiện sức khỏe tim mạch và giảm gánh nặng bệnh tim mạch (Cardiovascular Disease- CVD) tại 9 quốc gia ở châu Á -Thái Bình Dương (Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Hàn Quốc, Thái Lan và Việt Nam). Liên minh Bệnh tim mạch châu Á-Thái Bình Dương viết tắt là Liên minh CVD APAC.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở châu Á-Thái Bình Dương, với số ca tử vong sớm tăng nhiều nhất ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á trong 20 năm qua. Chỉ riêng năm 2019, hơn 10 triệu người chết vì bệnh tim ở châu Á, chiếm 35% tổng số ca tử vong trong khu vực.

Với 4 đối tác chiến lược – Liên đoàn Hóa sinh lâm sàng và Y học Phòng thí nghiệm châu Á-Thái Bình Dương (Asia-Pacific Federation for Clinical Biochemistry and Laboratory Medicine – APFCB), Liên minh Toàn cầu về Tiếp cận Bệnh nhân (Global Alliance for Patient Access – GAfPA), Trung tâm Tim mạch Toàn cầu (Global Heart Hub – GHH) và Khoa Y, Đại học Teknologi MARA (Universiti Teknologi MARA -UiTM) của Malaysia – và các công ty đối tác Amgen, Novartis và Roche Diagnostics, Liên minh CVD APAC nhằm mục đích:

– Nâng cao nhận thức của công chúng và chính sách về tầm quan trọng của việc giải quyết bệnh tim mạch tại các diễn đàn khu vực và trong nước ở châu Á;

– Khuyến khích thực hiện các tiến bộ, đổi mới liên quan đến bệnh tim mạch có thể mở rộng và bền vững trên tất cả các hệ thống y tế ở châu Á, và

– Nhấn mạnh rằng các khoản đầu tư để giải quyết bệnh tim mạch là rất cần thiết cho xã hội lành mạnh và nền kinh tế hiệu quả.

Tình trạng khá giả, giàu có ngày càng tăng, đô thị hóa nhanh chóng và dân số già ở châu Á khiến các hệ thống y tế phải chịu gánh nặng có xu hướng càng tăng về chi phí trực tiếp và gián tiếp của bệnh tim mạch và kết quả sức khỏe kém.

Tiến sĩ Tony Badrick, Chủ tịch APFCB cho biết: “Chẩn đoán chính xác và nhanh chóng cho những người mắc bệnh tim mạch là nền tảng cho tất cả các hệ thống y tế. Là liên đoàn phòng thí nghiệm và hóa sinh lâm sàng lớn nhất ở châu Á, chúng tôi nhận thấy rằng việc đầu tư vào nâng cao năng lực và đào tạo các chuyên gia phòng thí nghiệm là rất cần thiết để phát hiện và điều trị sớm bệnh tim mạch cũng như các bệnh không lây nhiễm khác. Nhiệm vụ của Liên minh CVD APAC là nâng cao nhận thức về chính sách phù hợp với mục tiêu của APFCB là khuyến khích cải tiến liên tục các hoạt động phòng thí nghiệm trong khu vực”.

Bà My Linh Kha, Phó chủ tịch cấp cao kiêm Tổng giám đốc của Amgen Nhật Bản và châu Á Thái Bình Dương phát biểu: “Để giải quyết tình trạng gia tăng của bệnh tim mạch trong khu vực, trước tiên chúng ta phải đối mặt với những rào cản ngăn cản bệnh nhân tiếp cận quản lý bệnh tim mạch có chất lượng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe của họ. Cùng với các đối tác liên minh của mình, Amgen đặt mục tiêu thống nhất các nỗ lực đa ngành hướng tới mục tiêu chung là nhận ra và vượt qua những thách thức này. Thành công đối với chúng tôi có nghĩa là tạo ra các giải pháp bền vững nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc hiệu quả hơn, lâu dài hơn cho bệnh nhân tim mạch trong khu vực”.

Liên minh CVD APAC sẽ áp dụng cách tiếp cận lấy bệnh nhân làm trung tâm trong toàn bộ quá trình chăm sóc bệnh tim mạch một cách liên tục – từ phòng ngừa; phát hiện sớm cho đến điều trị, phục hồi chức năng tim và chăm sóc tích cực.

Ông Brian Kennedy, Giám đốc điều hành của GAfPA chia sẻ: “Chúng tôi tự hào được hợp tác với Liên minh CVD APAC để thúc đẩy sự tham gia của bệnh nhân với các bác sĩ lâm sàng và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe ở châu Á-Thái Bình Dương. Với các bên liên quan đa dạng, chúng tôi có thể đảm bảo rằng tiếng nói của bệnh nhân sẽ được lắng nghe và các chính sách đó được phát triển với bệnh nhân tại trung tâm”.

Ông Neil Johnson, Giám đốc điều hành của GHH cho biết: “Chúng tôi rất vui mừng được tham gia Liên minh CVD APAC để mang đến tiếng nói toàn cầu cho những người bị bệnh tim mạch ở châu Á. Là một người ủng hộ bệnh nhân tim lâu năm, tôi tin rằng chúng ta có thể tạo ra sự khác biệt thực sự cho bệnh nhân và gia đình họ bằng cách hợp tác với các chuyên gia và nhà hoạch định chính sách ở châu Á”.

Iris Zemzoum, Chủ tịch của Novartis châu Á – Thái Bình Dương, Trung Đông và châu Phi nhận định: “Theo Liên đoàn Tim mạch Thế giới, có tới 80% bệnh tim mạch, bao gồm bệnh tim và đột quỵ, có thể phòng ngừa được. Đây là một thực tế gây sốc và đòi hỏi có hành động khẩn cấp. Tại Novartis, chúng tôi hình dung ra một thế giới, nơi bệnh tim mạch cần được điều trị dứt điểm để bệnh nhân có thể sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn. Liên minh mới này là một ví dụ điển hình về việc tạo dựng mối quan hệ đối tác bền vững trong hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe và cùng nhau tìm ra những cách sáng tạo để loại bỏ các rào cản trong hệ sinh thái chăm sóc sức khỏe. Chúng ta cần làm việc cùng nhau để tìm ra những cách sáng tạo nhằm gỡ bỏ những rào cản gây ảnh hưởng tới sức khỏe tim mạch”.

Xây dựng quan hệ đối tác liên ngành, đa lĩnh vực là điều cần thiết để thống nhất hành động trong việc chống lại bệnh tim mạch xuyên biên giới, đặc biệt là với sự đa dạng về kinh tế-xã hội và văn hóa ở châu Á-Thái Bình Dương.

Phó giáo sư Tiến sĩ Fazah Akhtar Hanapiah, Trưởng Khoa Y, UiTM nhận xét: “Việc kiểm soát bệnh tim mạch không thể hoàn thành chỉ với các bác sĩ lâm sàng. Khoa chúng tôi đã làm việc không mệt mỏi trong việc đồng tạo ra các giải pháp sáng tạo nhằm tập hợp các chuyên gia chăm sóc sức khỏe đa ngành và các đối tác khác trong quá trình chăm sóc liên tục để ngăn ngừa, điều trị, giáo dục và trao quyền cho những người mắc bệnh tim mạch. Nền tảng học thuật, lâm sàng và nghiên cứu của chúng tôi mang lại cho chúng tôi những lợi thế khác nhau trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng bệnh tim mạch. Chúng tôi rất vui mừng được tham gia Liên minh CVD APAC với tư cách là đối tác chiến lược, để cải thiện sức khỏe và chăm sóc bệnh nhân”.

Ông Lance Little, Giám đốc khu vực của Roche Diagnostics châu Á – Thái Bình Dương cho biết: “Một tương lai lành mạnh, công bằng hơn đòi hỏi phải tập trung đổi mới vào việc quản lý bệnh mãn tính và sẵn sàng nhìn xa hơn các triệu chứng thể chất. Các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch phải trả giá đắt cho người sống chung với nó, gia đình và cộng đồng của họ. Liên minh CVD APAC cung cấp một nền tảng tuyệt vời để nâng cao nhận thức về sức khỏe tim mạch. Quan trọng hơn, Liên minh còn tạo ra một cơ hội tập thể để mang lại nhiều tiếng nói quan trọng nhằm thúc đẩy chăm sóc sức khỏe tốt hơn cho bệnh nhân, giảm chi phí cho xã hội và tạo ra một cú hích tầm cỡ lớn để tiếp cận nhiều hơn với những đổi mới về bệnh tim mạch”.

Có trụ sở tại Singapore với tư cách là trung tâm khu vực của Đông Nam Á, Tổ chức tư vấn sức khỏe toàn cầu ACCESS Health International là ban thư ký của Liên minh CVD APAC.

Tiến sĩ Krishna Reddy, Chủ tịch của ACCESS Health International (châu Á) phát biểu: “Liên minh CVD APAC ra đời nhằm khai thác những thành quả tốt đẹp hiện có trong việc giải quyết bệnh tim mạch ở châu Á-Thái Bình Dương. ACCESS Health tự hào là ban thư ký cho sáng kiến ​​khu vực này. Chúng tôi mong muốn cải thiện hoạt động đầu tư trong các đổi mới liên quan đến bệnh tim mạch trong chính sách, mô hình chăm sóc, sản phẩm hoặc dịch vụ trên tất cả các hệ thống y tế”.

Liên minh CVD APAC mong muốn được làm việc với nhiều bệnh nhân hơn ở châu Á. Liên minh sẽ nỗ lực hoạt động với sự hỗ trợ của Amgen, Novartis và Roche Diagnostics. Có thể đọc thêm về cam kết của Liên minh CVD APAC về tính minh bạch.

Hashtag: #hearthealth

Nguồn phát hành hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung của thông báo này.

Thông tin về Liên minh CVD APAC (Asia-Pacific Cardiovascular Disease Alliance)

Liên minh CVD APAC là một liên minh đa ngành, nhiều bên liên quan nhằm cải thiện sức khỏe tim mạch cho bệnh nhân, xã hội và nền kinh tế bằng cách nâng cao nhận thức của công chúng và chính sách về bệnh tim mạch tại các diễn đàn khu vực và các nước ở châu Á.

Các đối tác chiến lược của Liên minh CVD APAC là Liên đoàn Hóa sinh lâm sàng và Y học Phòng thí nghiệm châu Á-Thái Bình Dương (APFCB), Liên minh Toàn cầu về Tiếp cận Bệnh nhân (GAfPA), Trung tâm Tim mạch Toàn cầu (GHH) và Khoa Y của Đại học Teknologi MARA (Universiti Teknologi MARA -UiTM) của Malaysia, với Amgen, Novartis và Roche Diagnostics là các công ty đối tác. ACCESS Health International là ban thư ký của Liên minh có trụ sở tại Singapore.