Ngày 15/11/2018, tại Sunway City, Kuala Lumpur (Malaysia) đã diễn ra Hội nghị với chủ đề”Going Full Circle” (tạm dịch Đi trọn một vòng khép kín) với nội dung chính là bàn thảo vềviệc phát triển bền vững liệu có cơ hội thành công ở châu Á.

Với sự tham gia của hơn 200 chính khách, nhà khoa học, lãnh đạo doanh nghiệp, đại diện các tổ chức phi chính phủ (NGO)…, Hội nghị do The Economist Events phối hợp với Trung tâm Jeffrey Sachs vềphát triển bền vững (thuộc Đại học Sunway), Malaysia tổ chức.

Trong diễn văn khai mạc, ông Jeffrey Cheah, nhà sáng lập và là Chủ tịch Tập đoàn Sunway và Hiệu trưởng Đại học Sunway phát biểu: “Chúng ta đang sống trong thời đại mà công nghệ có thể làm chuyển đổi cả thếgiới. Chúng ta có thể thấy rất rõ những tác động của công nghệ lên nền kinh tếtoàn cầu, địa chính trị và xã hội. Với những phát minh và sáng tạo đúng hướng, tôi tin rằng có thể đạt được nền kinh tếtuần hoàn ở châu Á”.

Khái niệm nền kinh tếtuần hoàn (circular economy) thực ra là không có gì mới, vềđại thể, đó là một mô hình kinh tế, trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất và loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.

Phóng viên Miranda Johnson, chuyên theo dõi khu vực Đông Nam Á của Tạp chí The Economist (Vương quốc Anh) nhận xét: “Các chính phủ, công ty, nhóm ở châu Á có thể sử dụng những sáng kiến tuần hoàn để đem lại sự thay đổi tích cực cho các xã hội mà không phải hy sinh sự tăng trưởng kinh tế. Từ việc đô thị hóa tràn lan cho đến các tiến bộ mang tính sáng tạo trong nông nghiệp, những ý tưởng đối với sáng kiến tăng trưởng bền vững đều rất quan trong với khu vực và cả tạp chí The Economist. Bằng việc mời các chuyên gia tầm cỡ thếgiới và khu vực đến Kuala Lumpur, chúng tôi muốn tạo ra một diễn đàn mở để thảo luận các ý tưởng như trên có thể được triển khai hiệu quả như thếnào”.

Phát biểu tại Hội nghị, ông Sadhguru, nhà sáng lập ra Quỹ Isha đã gửi đến một thông điệp khá thực dụng, mang tính thỏa hiệp với mong muốn tạo ra phản ứng tích cực khi cho rằng: “Chúng ta không cần phải xóa bỏ các doanh nghiệp; chúng ta cần phải chuyển đổi doanh nghiệp. Chúng ta cần phải hướng tới việc xe duyên giữa kinh tếvà sinh thái học”.

Thông qua cuộc đối thoại, các đại biểu đã đềcập đến nhu cầu của các dự án theo mô hình hợp tác công tư (public private partnership) nên trùng khíp với lợi ích của đông đảo dân chúng và cần tìm ra các giải pháp đa chiều để vượt qua những thách thức.

Trong diễn văn bếmạc, bà Yeo Bin Yee, Bộ trưởng Năng lượng, khoa học, công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu của Malaysia đã khuyến cáo Chính phủ Malaysia phải hành động gấp trong một sốvấn đềtrong công tác bảo vệ môi trường. “Chúng ta cần phải nghĩ đến các vấn đềmà chất dẻo (plastic) gây ra và phải thay chúng bằng các giải pháp hữu cơ có thể tiêu hủy được”, bà Yeo Bin Yee kêu gọi.

Các diễn giả chính của Hội nghị gồm:

  • Bà Yeo Bin Yee, Bộ trưởng Năng lượng, khoa học, công nghệ, môi trường và biến đổi khí hậu của Malaysia
  • Ông Richard Kooloos, Giám đốc phụ trách Dịch vụ ngân hàng bền vững, Ngân hàng ABN AMRO
  • Ông Vincent Mortier, Phó giám đốc, phụ trách vềđầu tư, Amundi
  • Ông Aloke Lohia, người sáng lập và Giám đốc điều hành (CEO), Indorama Ventures
  • Bà Leeko Makoene, người sáng lập, Tổ chức Made With Rural
  • Ông Jeffrey Sachs, Chủ tịch Trung tâm Jeffrey Sachs vềphát triển bền vững, Đại học Sunway và Giám đốc Mạng lưới Các giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc
  •  Ông Stefan Ranstrand, Chủ tịch kiêm CEO TOMRA Systems

Click vào đây để xem chương trình nghị sự của Hội nghị agenda

Có thể theo dõi Hội nghị trên mạng xã hội Twitter @EconomistEvents #EconSustainability.

Thông tin vềcác nhà tổ chức và tài trợ của Hội nghị

Trung tâm Jeffrey Sachs vềphát triển bền vững, Đại học Sunway University là một đầu mối chính của Mạng lưới các giải pháp phát triển bền vững của Liên hợp quốc (United Nations Sustainable Development Solutions Network – UNSDSN). Trung tâm được thành lập nhờ khoản tiền đóng góp ban đầu là 10 triệu USD của Quỹ Jeffrey Cheah. Hiện Chủ tịch Trung tâm này là GS. Jeffrey Sachs, Giám đốc UNSDSN và cốvấn đặc biệt cho Tổng thư ký Liên hợp quốc vềcác mục tiêu phát triển bền vững (SDG).

The Economist Events (thuộc The Economist Group) là nhà tổ chức các diễn đàn quốc tế, các sự kiện, các hội nghị bàn tròn trên thếgiới và đã có lịch sử 162 năm tồn tại và phát triển. Mỗi hội nghị do The Economist Events tổ chức đều có các phân tích khách quan và chứa đựng nhiều thông tin bổ ích.

Để biết thêm thông tin, hãy truy cập www.economist.com/events.

 Thông tin vềessence Burson-Marsteller

 essence Burson-Marsteller là một công ty thành viên của Tập đoàn WPP.

Hãy truy cập vào essence Burson-Marsteller hay trên Facebook.