HỒNG KÔNG, TRUNG QUỐC – Media OutReach – Ngày 10 tháng 4 năm 2019 – Tham nhũng là mối đe dọa lớn mà bất cứ ai muốn kinh doanh ở Trung Quốc đều phải đối mặt. Trong những năm gần đây, công cuộc đấu tranh chống tham nhũng của Chính phủ Trung Quốc đã đạt được một số thành công nhất định. Theo chỉ số nhận thức tham những 2017 (Corruption Perceptions Index 2017) do tổ chức phi lợi nhuận International Transparency (có  trụ sở tại Berlin, Đức) nghiên cứu và thực hiện, Trung Quốc đứng thứ 77 với số điểm 41 trong tổng số 100 điểm, cải thiện nhẹ so với số điểm 36 trong năm 2014. Chỉ số này đã xếp thứ hạng tham nhũng cho 180 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên mức độ nhận thức về tham nhũng khu vực công của các chuyên gia và doanh nhân. Thang điểm từ 0 đến 100, trong đó 0 điểm là tham nhũng cao và 100 điểm là rất minh bạch

 Nữ giáo sư Hong Ying-yi, Giáo sư Marketing tại Trường Kinh doanh, thuộc Đại học Hồng Kông (CUHK) tiết lộ một số câu trả lời thú vị trong nghiên cứu của bà về tham nhũng. Trong khi Chính phủ tiếp tục chống tham nhũng từ cấp cao nhất,thì cuộc đấu tranh này cũng cần sự hỗ trợ của các cá nhân. Làm thế nào để người Trung Quốc nhận thức hành vi hối lộ? Nhận thức của họ có khác với những người thuộc văn hóa phương Tây không?

Với các cộng tác viên từ các trường đại học khác, công trình nghiên cứu của nữ giáo sư có tựa đề “Is individual bribery or organisational bribery more intolerable in China (versus in the United States)?(tạm dịch “Tại Trung Quốc, hối lộ cá nhân hoặc hối lộ tổ chức không được khoan dung hơn (so với ở Mỹ)? Lý thuyết tiến bộ về nhận thức của hành vi tham nhũng khi xem xét cách hai nền văn hóa (Trung Quốc, Mỹ) nhận thức hai loại hối lộ: cá nhân và tổ chức.

Hối lộ cá nhân là hành vi hối lộ thay mặt cho một cá nhân để phục vụ lợi ích cá nhân (ví dụ, cha mẹ đút lót tiền cho giáo viên để cho con họ được nâng đỡ tại trường); trong khi hối lộ tổ chức là hành vi hối lộ thay mặt cho một tổ chức để phục vụ lợi ích tập thể (ví dụ, một công ty niêm yết hối lộ kiểm toán viên để tạo ra các báo cáo tài chính gian lận hoặc một công ty hối lộ chính phủ để được hỗ trợ về chính sách).

Theo nữ giáo sư Hong Ying-yi, việc phân biệt giữa hối lộ cá nhân và hối lộ tổ chức là rất quan trọng. Bà Hong Ying-yi nhận định: “Công trình nghiên cứu trong quá khứ cho thấy, các nền văn hóa khác nhau trong cách hiểu của họ về các cá nhân và tập thể như hai thực thể xã hội riêng biệt, có ý nghĩa nhận thức. Chúng tôi hy vọng rằng, trong các nền văn hóa nhấn mạnh đến quan hệ trong tập thể đối với các cá nhân (ví dụ: Trung Quốc), hối lộ tổ chức có thể được coi là một sự vi phạm nặng nề hơn so với hối lộ cá nhân, trong khi ở các nền văn hóa nhấn mạnh đến các cá nhân hơn đối với tập thể (ví dụ: Hoa Kỳ), thì hối lộ cá nhân có thể được coi là một sự vi phạm đáng kể hơn, nặng nề hơn so với hối lộ của tổ chức”. 

Công trình nghiên cứu

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện một số công trình nghiên cứu với hàng trăm sinh viên đại học và người lớn đang làm việc ở Trung Quốc đại lục và Mỹ. Những người tham gia được đưa ra một danh sách 9 cá nhân (ví dụ, một người vi phạm luật giao thông đưa tiền cho cảnh sát) và 9 mô tả hành vi mua chuộc của tổ chức (ví dụ: một công ty đưa tiền để giành chiến thắng trong cuộc đấu thầu). Sau đó, họ được yêu cầu mô tả nhận thức của họ đối với các hành vi mua chuộc thông qua bảng câu hỏi.

Nữ giáo sư Hong Ying-yi bình luận: “Chúng tôi dự đoán rằng, những người tham gia Trung Quốc sẽ không khoan dung với hối lộ của tổ chức hơn là hối lộ cá nhân, vì họ có xu hướng nhìn nhận hiện tượng hối lộ của tổ chức là do ham muốn nội bộ, trong khi hối lộ cá nhân do các quy tắc bên ngoài thúc đẩy (ví dụ, các phụ huynh khác cũng hối lộ giáo viên). Ngược lại, chúng tôi dự đoán rằng, những người tham gia ở Mỹ đưa ra các quy định ngược lại. Nói cách khác, họ sẽ không khoan dung với hối lộ cá nhân hơn là hối lộ của tổ chức, vì họ có xu hướng nhìn nhận hành vi hối lộ cá nhân bị thúc đẩy bởi sự lựa chọn tự do của một người, trong khi đó hối lộ do tổ chức điều khiển bởi các chuẩn mực kinh doanh bên ngoài”.

Đúng như dự đoán, kết quả cho thấy, những người tham gia ở cả hai nền văn hóa đều không chấp nhập, không khoan dung cho  hành vi hối lộ. Tuy nhiên, những người tham gia Trung Quốc thấy khó khoan dung hơn về hối lộ tổ chức ,trong khi những người tham gia ở Mỹ lại khó khoan dung hơn đối với hối lộ cá nhân.

Để làm sáng tỏ cơ chế tâm lý bên dưới sự khác biệt trong nhận thức văn hóa đối với hối lộ, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng một nhóm người tham gia mới ở Trung Quốc đại lục và Mỹ.

Sau khi đọc một số hành vi mua chuộc trong nghiên cứu trước đó, những người tham gia được yêu cầu ước tính các lý do cho hành vi hối lộ. Ví dụ, lý do chủ quan của hối lộ sẽ được quy kết là “cá nhân hoặc một công ty không có tiêu chuẩn đạo đức cao”, trong khi lý do khách quan cho hành vi này lại được đánh giá “đây là hiện tượng xã hội”.

“Thật thú vị, người tham gia Trung Quốc quy chụp nhiều lý do nội tại dành cho hối lộ tổ chức hơn là hối lộ cá nhân, còn ở Mỹ thì ngược lại”, bà Hong Ying-yi nhận xét.

Nhận thức về hối lộ thông qua lăng kính đa văn hoá

Để kiểm tra thêm hiệu quả văn hóa đối với sự không khoan dung của hối lộ cá nhân so với hối lộ của tổ chức, các nhà nghiên cứu đã mở rộng quy mô nghiên cứu của họ tới Hồng Kông, nơi mọi người đang bị ảnh hưởng bởi sự kết hợp, pha trộn của văn hóa Đông và Tây. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng, người Hồng Kông mang trong mình hai dòng văn hóa, vì họ lớn lên trong môi trường văn hóa Trung Quốc và cũng được tiếp xúc với văn hóa phương Tây thông qua giáo dục và truyền thông.

Nữ giáo sư Hong Ying-yi giải thích: “Các nền văn hóa giống như các hệ thống mở và các cá nhân có thể có quyền truy cập vào nhiều hơn một hệ thống; khi nào và làm thế nào hệ thống văn hóa ảnh hưởng đến phán đoán của một người phụ thuộc vào các yếu tố như tín hiệu và bản sắc theo ngữ cảnh”.

Để đo lường bản sắc pha trộn giữa hai nền văn hóa, nhóm nghiên cứu đã sử dụng Tích hợp nhận dạng sự pha trộn hai nền văn hóa (Bicultural Identity Integration – BII), đây là mức độ mà mọi người trải nghiệm hai bản sắc văn hóa của họ là gần gũi và tương thích hoặc xa cách và xung đột.

Bà Hong Ying-yi lý giải: “Những người Hồng Kông có BII cao xem bản sắc phương Đông và phương Tây của họ là gần gũi và tương thích, trong khi những người có BII thấp coi hai bản sắc văn hóa là xa cách và mâu thuẫn, Như vậy, những người có BII cao có thể dễ dàng chuyển đổi giữa văn hóa phương Đông và phương Tây trong các tình huống khác nhau, nhưng những người có BII thấp sẽ chống lại sự chuyển đổi và phản ứng chống lại tình huống này”.

Thông qua việc thực hiện một số khảo sát giữa 117 sinh viên đại học Hồng Kông, các nhà nghiên cứu dự đoán rằng, những người có BII cao sẽ thể hiện sự khó khoan dung đối với hành vi hối lộ của tổ chức khi họ có ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc và khó khoan dung hơn đối với hối lộ cá nhân khi theo văn hóa Mỹ. Đó là, họ sẽ đồng hóa phán đoán của mình cho phù hợp với nền văn hóa trội hơn. Ngược lại, những người có BII thấp được dự kiến sẽ hành xử theo cách ngược lại.

Một lần nữa, kết quả đã xác nhận giả thuyết của các nhà nghiên cứu.

Hiệu ứng “Độ dốc trượt”

Theo nữ giáo sư Hong Ying-yi , một lý do có thể khiến người dân Trung Quốc khó khoan dung với hành vi hối lộ tổ chức, vì những người dân thông thường nhận thấy nhiều cơ quan hoặc “quyền lực” trong các tổ chức hơn là cá nhân. Đó là, các tổ chức thường định hình kết quả của các cá nhân, nhưng các cá nhân tương đối “bất lực” trong việc thay đổi con đường của các tổ chức. Điều này cũng giải thích tại sao các hành vi sai trái trong tổ chức thường gợi lên sự phẫn nộ của cộng đồng mạnh mẽ ở Trung Quốc (ví dụ: vụ bê bối sữa bột trẻ em).

Mặc dù người Trung Quốc khó khoan dung về hành vi tổ chức hối lộ hơn là hành vi hối lộ cá nhân, nhưng tham nhũng quy mô lớn thường bắt đầu từ cấp độ cá nhân thường leo thang dần từ các ưu đãi cá nhân thành ưu đãi chính sách. Do đó, theo nữ giáo sư Hong Ying-yi, hiệu ứng “dốc trượt” này cần được giám sát chặt chẽ để ngăn chặn các hình thức hối lộ có hại hơn.

Bà Hong Ying-yi nhận định: “Ở Trung Quốc,các chính sách và biện pháp có thể cần thiết để giúp điều chỉnh các hành vi hối lộ ở cấp độ cá nhân, đặc biệt là các chính sách liên quan đến người khác (ví dụ, thành viên gia đình của các chính trị gia), là bước đầu tiên để ngăn chặn các hình thức hối lộ gây thiệt hại hơn từ việc gây ra ảnh hưởng, Trong những năm gần đây, một số chính sách và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc đã bắt đầu nhắm mục tiêu vào các cá nhân, chẳng hạn như đưa ra các quy định rõ ràng hơn về các hành vi cụ thể của các quan chức chính phủ và doanh nhân”.

Tài liệu tham khảo:

Zhi Liu, Xiao-xiao Liu, Ying-yi Hong, Joel Brocknerd, Kim-pong Tam và Yan-mei Li (2017), “Is individual bribery or organizational bribery more intolerable in China (versus in the United States)? Advancing theory on the perception of corrupt acts“. (tạm dịch “Có phải hối lộ cá nhân hoặc hối lộ tổ chức ở Trung Quốc không được khoan dung hơn (so với ở Mỹ) không? Lý thuyết tiến bộ về nhận thức của các hành vi tham nhũng“. Hành vi của tổ chức và quá trình ra quyết định của con người Tập 143, trang 111-128.

Bài viết này lần đầu tiên được xuất bản trên trang web Kiến thức kinh doanh Trung Quốc (CBK) của CUHK Business School:https://bit.ly/2G9fden.

Thông tin về Trường Kinh doanh của Đại học CUHK

Trường Kinh doanh của Đại học CUHK gồm 2 trường chuyên đào tạo hai ngành là kế toán; quản trị du lich và khách sạn, cùng 4 khoa là các ngành khoa học phục vụ việc ra quyết định và kinh tế quản lý (nguyên văn tiếng Anh là Decision Sciences and Managerial Economics), tài chính, quản lý và marketing. Được thành lập năm 1963 tại Hồng Kông, đây là đại học đào tạo kinh doanh đầu tiên cung cấp các chương trình đào tạo cử nhân về quản trị kinh doanh (BBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh (MBA), thạc sỹ về quản trị kinh doanh cao cấp (EMBA). Hiện tại, trường đang có 8 chương trình đào tạo cử nhân và 20 chương trình đào tạo cao học (thạc sỹ và tiến sỹ).

Theo xếp hạng các trường đào tạo MBA trên thế giới của tờ Financial Times là Financial Times Global MBA Ranking 2018, Trường Kinh doanh của Đại học CUHK đứng ở vị trí thứ 43; theo xếp hạng của Financial Times Global EMBA Ranking 2017, trường được xếp ở vị trí thứ 32 trên thế giới. Với hơn 35.000 cựu sinh viên tốt nghiệp (alumni), Trường Kinh doanh của Đại học CUHK là trường đại học có nhiều cựu sinh viên nhất ở Hồng Kông. Nhiều người trong số đó hiện là những nhà lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nổi tiếng. Trường Kinh doanh của Đại học CUHK hiện có khoảng 4.400 sinh viên đại học và cao học với Hiệu trưởng là Giáo sư Kalok Chan.

Thông tin chi tiết có tại địa chỉ www.bschool.cuhk.edu.hk hoặc trên các mạng xã hội Facebook www.facebook.com/cuhkbschool và LinkedIn:www.linkedin.com/school/3923680/